Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa phối hợp với Liên minh Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn: “Thúc đẩy minh bạch trong quản trị tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” vào ngày 15/7/2014 tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)

“Các tổ chức dân sự xã hội Việt Nam đã làm được nhiều điều, góp phần không nhỏ vào việc quản trị tốt nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.” – Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đặng Hùng Võ nhận định tại Hội thảo.

Theo Giáo sư Võ, các tổ chức xã hội dân sự có thể làm được rất nhiều việc như vận động chính sách, dùng công cụ pháp luật giúp người dân thực hiện quyền giám sát; tăng cường truyền thông cho người dân. Các tổ chức này là cấu nối hiệu quả giữa nhân dân và nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức xã hội dân sự nên kết hợp với truyền thông để vận động chính sách, và cần đưa ra được những kiến nghị sắc sảo cho các cơ quan lập pháp. Trong việc thúc đẩy minh bạch thì các tổ chức xã hội dân sự cần huy động thêm nhiều bên tham gia; và không chỉ dừng lại ở vận động mà còn ở thực thi chính sách. Thúc đẩy minh bạch trong quản lý tài nguyên cần gắn liền với trách nhiệm giải trình của các bên liên quan.

150714_eiti
Giảo sư Đặng Hùng Võ trả lời phỏng vấn sau hội thảo (Ảnh: PanNature)

Chia sẻ về bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội và các tác động đối với xu hướng quản trị tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Tiến sĩ Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) và Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng trong thời gian qua, các thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động khai thác tài nguyên còn nhiều bất cập và dẫn đến những hệ lụy như cạn kiệt hay suy thoái tài nguyên, hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến cuộc sống cộng đồng địa phương. Ngoài ra, minh bạch trong công tác quản lý tài nguyên thiên còn hạn chế và phần nào làm gia tăng những hệ lụy tiêu cực cho xã hội.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đều nhất trí rằng để quản trị tốt tài nguyên thiên nhiên, nhất là trong lĩnh vực khai khoáng, thì Việt Nam nên tham gia EITI càng sớm càng tốt. Để thúc đẩy quá trình này, các tổ chức xã hội dân sự nên đi vào những hoạt động cụ thể như gửi thư cho lãnh đạo chính phủ về việc chậm tham gia EITI, Phối hợp với truyền thông đưa thêm thông tin cho công luận về EITI; Cần có sự tham gia nhiều hơn của các bên liên quan khác như VUSTA, MONRE, có sự phân vai rõ ràng của từng tổ chức khi phối hợp với nhau hướng tới mục tiêu chung.

Tài liệu hội thảo:

Thực trạng công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và nhu cầu tăng cường minh bạch

Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Xu hướng quốc tế, bối cảnh kinh tế – chính trị và các tác động đối với quá trình minh bạch hóa trong quản trị tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam

TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

Những vấn đề của nền kinh tế duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và sản xuất gia công, lắp ráp

TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Giới thiệu sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) và tiến trình tiếp cận ở Việt Nam

Ông Phạm Quang Tú – Trưởng nhóm Chương trình Hỗ trợ Liên minh Vận động chính sách (Oxfam)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia