Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp cùng Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam: Một số phát hiện và khuyến nghị từ cộng đồng”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam:  Một số phát hiện và khuyến nghị từ cộng đồng” (Ảnh: BT)
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam: Một số phát hiện và khuyến nghị từ cộng đồng” (Ảnh: BT)

Theo đó, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) được ban hành năm 2004 đã có tác động tích cực đến công tác phát triển rừng và đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật đã bộc lộ một số điểm cần sửa đổi, bổ sung. Bởi vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu về tình hình thực thi Luật BV&PTR 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng. Thông qua đó nhằm sửa đổi và nâng cao hiệu quả áp dụng của Luật trong thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu được Trung tâm Nghiên cứu kiến thức Bản địa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Mạng lưới đất rừng (FORLAND) tiến hành thực hiện.

Báo cáo kết quả tham vấn Luật BV&PTR 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng, ông Lê Văn Lân (Trung tâm phát triển Nông thôn Miền Trung, FORLAND) cho biết: tại 3 địa phương Đắc Lắk, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình vẫn còn nhiều bất cập trong quy hoạch rừng. Cụ thể, tại Thừa Thiên Huế, việc quy hoạch đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở nhiều địa phương chưa sát với thực tế, một số diện tích được quy hoạch là rừng tự nhiên nhưng kiểm tra thực tế lại không có rừng; một số diện tích đất chưa sử dụng, đất khác nằm ngoài quy hoạch lại có rừng tự nhiên.

Tại tỉnh Hòa Bình, tồn tại sự chồng chéo giữa quy hoạch khoáng sản và quy hoạch lâm nghiệp trên cùng một vị trí, diện tích đất lâm nghiệp; chồng chéo giữa đất thổ cư gần rừng và đất lâm nghiệp; quy hoạch rừng đặc dụng chồng lên rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình. Tại tỉnh Đắc Lắk, do những tồn tại trong việc giao rừng trước đây đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất cho cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình ở địa phương,…

Bởi vậy, theo ông Lân, nhằm giải quyết những tồn tại trên, Luật BV&PTR nên quy định thêm quyền được tham gia của người dân cũng như có hướng dẫn người dân tham gia vào các hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng rừng, đặc biệt ở vùng đệm các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên.

Bên cạnh đó, cộng đồng là đối tượng được giao rừng nhưng lại không được Luật quy định là một chủ rừng để có được các quyền và nghĩa vụ thực sự như của cá nhân hay hộ gia đình. Điều này dẫn đến việc thực thi các chính sách quản lý bảo vệ rừng có liên quan đến cộng đồng phần nào kém hiệu quả. Do vậy, Luật nên công nhận công nhận cộng đồng là một chủ rừng tương tự như các chủ rừng khác được quy định trong Luật nhằm đảm bảo tính pháp lý cho cộng đồng trong quản lý các diện tích rừng đã nhận. Đồng thời, Luật cần có thêm các nội dung quy định về cơ chế hỗ trợ ban đầu, chia sẻ trách nhiệm với hộ gia đình và cộng đồng được giao rừng để họ có thể yên tâm quản lý bảo vệ các khu rừng được giao.

Báo cáo về hiện trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (FORLAND) cho biết: tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất hiện diễn ra tại nhiều địa phương. Trong đó, tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Hòa Bình) tình trạng này diễn ra với quy mô lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, bảo vệ rừng của ban quản lý. Hiện tượng này cũng xảy ra tại nhiều địa điểm khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (Hòa Bình); khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Cạn); khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Sao La (Quảng Nam),…

Để giải quyết tình trạng trên, Nhà nước cần tiến hành rà soát lại toàn bộ tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất với hộ gia đình và cộng đồng trong hệ thống các khu rừng đặc dụng trên toàn quốc nhằm xây dựng phương án, đề án giải quyết đồng bộ về mặt pháp lý, kỹ thuật, tài chính và thể chế. Đánh giá lại công tác quy hoạch rừng đặc dụng đã và đang thực hiện theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP để xem xét các vấn đề chồng lấn quyền sử dụng đất đã được giải quyết? Xác định lại yêu cầu lồng ghép quy hoạch rừng đặc dụng theo Nghị định này với các chính sách về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ môi trường rừng,…

Là địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giao rừng cộng đồng theo Luật BV&PTR 2004, xử lý vi phạm theo Luật BV&PTR, giải quyết lợi ích của người giữ rừng,… ông Mai Văn Tâm (Phòng Quản lý Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế) kiến nghị cần đồng bộ giữa Luật BV&PTR với các Luật khác; minh bạch và thể chế hóa quyền hưởng lợi của cộng đồng, hộ gia đình trong nhận rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ sau giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình, nhóm hộ nhận rừng tự nhiên nghèo chưa được hưởng lợi từ rừng; ban hành chính sách để người dân được giao rừng sống được bằng chính rừng được giao,…/.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia