Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Với hơn 5.000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản, Việt Nam được coi là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng. Nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản đóng góp một phần rất quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, tăng từ 5% năm 1995 lên 10% năm 2010. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng đã góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên nó cũng để lại những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Các thách thức về quản trị nguồn tài nguyên hợp lý, đảm bảo nguồn thu cho Chính phủ, lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng đang là vấn đề nóng ở Việt Nam.

EITI-2013

 Các hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cả về xã hội và môi trường. Các mâu thuẫn trong phân chia lợi ích giữa trung ương và địa phương, giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương không được xử lý triệt để. Cộng đồng địa phương là nơi chịu tác động trực tiếp của các hoạt động khai khoáng, nhưng lợi ích nhận được rất thấp, không cân bằng với những mất mát mà họ gánh chịu. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân, gây ra nhiều bức xức, thậm chí dẫn đến xung đột giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

Để hạn chế và giải quyết các vấn đề trên, có rất nhiều các sáng kiến giải pháp được đưa ra, như: Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên, Mạng lưới công khai các khoản chi trả (Publish What you Pay), Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI)… Trong đó, EITI được đánh giá cao về tính mềm dẻo và khả năng áp dụng cho các quốc gia. Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) đã được cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững ở Johanesburg (Nam Phi) năm 2002. Nguyên tắc cơ bản của EITI là Chính phủ công khai các khoản thu từ doanh nghiệp khai thác và doanh nghiệp công khai các khoản nộp cho Chính phủ.

Việt Nam bắt đầu tiếp cận với EITI từ năm 2009 thông qua việc tham dự hội nghị EITI toàn cầu lần thứ 4 tại Doha, Qatar. Sau đó, Bộ Công thương được chỉ định là cơ quan đầu mối nghiên cứu về EITI. Năm 2012-2013, Bộ Công thương hợp tác cùng Viện Adam Smith International tiến hành đánh giá những thuận lợi và thách thức nếu Việt Nam thực thi EITI.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam đáp ứng Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 như thế nào? Việt Nam có hay không các quy định pháp luật liên quan đến các nội dung của Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 theo chuỗi giá trị? Việt Nam có cần phải điều chỉnh chính sách để đảm bảo thực thi EITI có hiệu quả không? Những thuận lợi, thách thức và lợi ích nào cho Việt Nam khi áp dụng Bộ tiêu chuẩn EITI 2013?

Báo cáo này có mục đích làm rõ khả năng Việt Nam thực thi Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 theo chuỗi giá trị, bao gồm: Cấp phép, Dẫn liệu sản xuất, Các doanh nghiệp nhà nước, Nguồn thu và Quản lý nguồn thu từ hoạt động khai khoáng. Đồng thời tìm hiểu những thuận lợi, thách thức và lợi ích cho Việt Nam khi thực thi EITI 2013. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở ba nghiên cứu nhỏ về vấn đề cấp phép hoạt động khoáng sản, doanh nghiệp nhà nước và chính sách tài chính đối với tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê và các tài liệu đã có, cùng các số liệu khảo sát thực địa của PanNature trong năm 2012-2014.

Mời quý vị đọc báo cáo trực tuyến tại đây: 

 

 Hoặc tải bản điện tử của báo cáo tại đây: File PDF (1.540 Kb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia