Tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người, là nguồn “vốn tự nhiên” cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn ĐDSH cũng được xem là sự đầu tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện trong đàm phán hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.
Là đất nước nằm trong nhóm 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất thế giới, nguồn tài nguyên này có đóng góp lớn vào thành tựu giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội trong vài thập kỷ gần đây ở Việt Nam. Chính vì vậy, bảo tồn ĐDSH ngày càng có vị trí quan trọng trong chính sách phát triển của quốc gia với mốc quan trọng là Luật ĐDSH được Quốc hội ban hành năm 2008. Mặc dù vậy, ĐDSH Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nghiêm trọng mà nguyên nhân, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất cần giải quyết, là những vướng mắc, yếu kém của công tác quản lý nhà nước về bảo tồn thiên nhiên.
Chuyên đề của Bản tin chính sách kỳ này sẽ điểm lại những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn ĐDSH của Việt Nam, đồng thời sẽ bàn luận về một số bất cập, thách thức cần giải quyết liên quan đến hệ thống quản lý nhà nước, tài chính cho bảo tồn, đánh giá tác động của hoạt động phát triển lên ĐDSH, quy hoạch và quản lý khu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ bảo tồn và các hướng tiếp cận mới trong bảo tồn thiên nhiên.
Các bài viết trong số này:
- Nhìn lại 20 năm bảo tồn đa dạng sinh học
- Ba vấn đề quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH
- Vướng mắc trong quản lý bảo tồn ĐDSH tại địa phương
- Từ câu chuyện Sao la nhìn vào thực tiễn bảo tồn ĐDSH
- Khu bảo tồn cộng đồng và khả năng áp dụng tại Việt Nam
- Cần đổi mới cơ chế tài chính cho bảo tồn thiên nhiên
- Lồng ghép ĐDSH trong ĐTM và ĐMC
- Giám sát ĐDSH trong lâm nghiệp: Thực trạng và thách thức
- Xác định lại mục tiêu và cách tiếp cận trong giảm tiêu thụ ĐVHD
- Nhìn lại cơ chế chia sẻ lợi ích từ ĐDSH trong rừng đặc dụng
Đọc Bản tin Chính sách trực tuyến: