Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Việt Nam bắt đầu chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) từ thập kỷ 90. Sau hơn 2 thập kỷ, Việt Nam đã từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật BVMT. Đặc biệt, Hiến pháp Việt Nam được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, năm 2013 đã có những nội dung đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam ghi nhận quyền con người đối với môi trường “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác BVMT.

Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến nghiêm trọng ở nhiều địa phương. Dù mức xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đã tăng đáng kể, số lượng các vụ vi phạm môi trường vẫn có xu hướng tăng. Năm 2013, riêng lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phát hiện 13.386 vụ vi phạm, tăng 34% so với  năm 2012 (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, 2013). Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách BVMT tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát tốt, phần lớn do việc giám sát thực thi chính sách thiếu hiệu quả và việc xử lý các hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe.

25042015_Thuc thi chinh sach phap luat BVMT

Giám sát thực thi chính sách chưa hiệu quả dẫn đến những hạn chế trong việc phòng tránh và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chính sách pháp luật BVMT. Điều này đã phần nào thể hiện qua số lượng các vụ việc vi phạm vẫn đang có xu hướng tăng. Trong khi đó, quy trình xử lý các hành vi vi phạm còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều vụ việc đã không được xử lý một cách thỏa đáng và đảm bảo tính răn đe. Suy thoái môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, đặc biệt về vấn đề sức khỏe và sinh kế. Tuy nhiên, việc tiếp cận công lý trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam lại còn quá hạn chế.

Theo báo cáo Chỉ số Công lý do UNDP thực hiện năm 2012 (Chương trình phát triển liên hiệp quốc, 2013), gần 31% người được phỏng vấn cho biết họ đang sống trong môi trường có ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ có 12% trong số này có khiếu nại hoặc khiếu kiện tới chính quyền để yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc bồi thường thiệt hại. Trong 12% trên, chỉ có 30% được giải quyết, 48% chưa giải quyết xong và 22% không được giải quyết và không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các cơ quan quản lý nhà nước. 

Như vậy, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống chính sách tốt, công tác bảo vệ môi trường chỉ đạt được hiệu quả khi đảm bảo được việc giám sát và thực thi công lý. Ấn phẩm này sẽ đề cập đến một số nguyên nhân dẫn việc chính sách pháp luật BVMT chưa được thực thi hiệu quả nhìn từ khía cạnh tư pháp và đưa ra một số đề xuất liên quan. 

Ấn phẩm được xuất bản bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) với sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác Tư pháp (JPP), Quỹ Sáng kiến Tư pháp (JIFF).

Mời quý vị đọc tài liệu trực tuyến tại đây:

 

Hoặc tải bản điện tử tại đây: File PDF (1.285 Mb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia