Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của Việt Nam ngày càng phát triển. Từ một quốc gia chủ yếu tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển và mở rộng nhiều dự án ĐTRNN.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2014, đã có 930 dự án đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam đăng ký với tổng số vốn là 14,85 tỉ USD. Việt Nam hiện đầu tư ra 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn các dự án tập trung ở khu vực tiểu vùng Mê Kông.

Trong cơ cấu đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên (phát triển thủy điện, khai khoáng, cây công nghiệp và khai thác lâm sản) chiếm một tỷ trọng rất lớn. Các loại hình dự án này thường có nguy cơ gây nhiều tác động tiêu cực đến tài nguyên, hệ sinh thái và cộng đồng sở tại.

Trong bối cảnh luật pháp của các nước sở tại ngày càng thắt chặt; nhận thức của cộng đồng ngày càng được cải thiện; và cơ chế cho sự tham gia giám sát của các tổ chức ngoài nhà nước ngày càng được mở rộng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư. Trong trường hợp không đảm bảo tuân thủ các chính sách môi trường xã hội của nước sở tại và giải quyết được các xung đột với cộng đồng địa phương, doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro thất bại.

Diễn đàn Tài nguyên Mê Kông II do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài (VAFIE), Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED), Tổ chức Forest Trends và Tạp chí Đầu tư Nước ngoài tổ chức  tháng 05/2013.
Diễn đàn Tài nguyên Mê Kông II do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài (VAFIE), Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED), Tổ chức Forest Trends và Tạp chí Đầu tư Nước ngoài tổ chức tháng 05/2013.

Trong khi đó, thủ tục hành chính liên quan đến quản lý hoạt động ĐTRNN của Việt Nam ngày càng được đơn giản hóa.  Luật Đầu tư 2014 đã nâng hạn mức vốn ĐTRNN phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ mức 15 tỷ VNĐ như Luật Đầu tư 2005 lên 800 tỷ VNĐ.  Bên cạnh việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn, việc đơn giản hóa thủ tục quản lý có thể gây nhiều rủi ro cho bản thân nhà đầu tư trong các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành vào cuối năm 2015 sẽ tạo ra một thị trường thống nhất, tự do luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong ASEAN. Ngoài cơ hội mở rộng đầu tư, tiến trình trên cũng sẽ gây những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực trong khu vực.  Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh nhà đầu tư Việt Nam hợp tác, thân thiện, có trách nhiệm không chỉ giúp giảm thiểu các tác động không mong muốn từ các dự án đầu tư ra nước ngoài mà còn nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư một cách an toàn và hiệu quả.

Thực hiện Công văn số 1514/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 19/3/2015 về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phân tích cụ thể các rủi ro trong hoạt động ĐTRNN và đưa ra một số kiến nghị về ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài và xây dựng hình ảnh cho các nhà đầu tư Việt Nam. Những ý kiến đóng góp này được tổng hợp dựa trên kết quả từ Diễn đàn Tài nguyên Mê Kông II với chủ đề “Hợp tác đầu tư và Phát triển bền vững tiểu vùng Mê Kông” (tháng 5/2013) và các nghiên cứu, khảo sát của Trung tâm trong những năm vừa qua tại khu vực tiểu vùng Mê Kông. 

Mời quí vị tải toàn văn Công văn tại đây: File PDF (3.911 Mb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia