Báo cáo tập trung đánh giá sự tồn tại và sinh cảnh sống của các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trong khu vực khảo sát nhằm cung cấp bằng chứng cho Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk (DAKRUCO) xác định những diện tích cao su có giá trị bảo tồn cao trong tiến trình xin cấp chứng chỉ FSC cho cây cao su, đặc biệt là mủ cao su vốn đang được sản xuất và kinh doanh tại các nông trường. Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá được Nhóm chuyên gia PanNature thực hiện từ tháng 11/2022 tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân thuộc quyền quản lý của DAKRUCO.

Nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở KBTTN Xuân Nha
Phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong quản lý tài nguyên tại nhiều địa phương vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là tại những vùng dân tộc thiểu số.
Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện Dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ người dân tộc trong quản lý rừng và khả năng tiếp cận công bằng tới tài nguyên rừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La”. Dự án do Quỹ thách thức xanh GreenMekong tài trợ, thời gian thực hiện từ tháng 2 – 8/2015.
Đầu tháng 3, nhóm cán bộ dự án PanNaturre đã trao đổi và làm việc với Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha; UBND xã Chiềng Xuân và xã Xuân Nha thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La về mục đích cũng như kế hoạch phối hợp thực hiện Dự án và đã nhận được sự đồng thuận tích cực từ phía địa phương.

với lãnh đạo KBTTN Xuân Nha

với lãnh đạo xã Chiềng Xuân
Tháng 4/2015, nhóm thực hiện đánh giá nhu cầu và vai trò của phụ nữ người dân tộc trong quản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại hai xã Chiềng Xuân và Xuân Nha. Nhờ sự phối hợp tích cực của các cán bộ kiểm lâm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha và cán bộ Hội Phụ nữ hai xã, PanNature đã tiến hành họp nhóm với sự tham gia tích cực của gần 30 chị em phụ nữ đến từ các chi bộ thôn.

Bên cạnh việc họp nhóm, nhóm cũng phỏng vấn thêm 30 chị em phụ nữ khác tại gia đình của họ cũng như trên đường họ đi khai thác lâm sản ngoài gỗ về nhằm thu thập các thông tin phong phú về tình hình khai thác, sử dụng và các vấn đề liên quan đến lâm sản ngoài gỗ của các hộ.

Tiếp nối các hoạt động khảo sát, đánh giá nêu trên, PanNature dự kiến tổ chức các cuộc đối thoại với sự tham gia của các chị em phụ nữ hai xã cùng lãnh đạo Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha về hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng. Cuộc đối thoại nhằm thúc đẩy việc lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài nguyên rừng vào các sự kiện văn hóa của địa phương, qua đó góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ đối với hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.
Hữu Minh/PanNature
This Post Has 0 Comments