Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (IPSI) thì tranh chấp môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội, về mức độ chỉ đứng sau tranh chấp đất đai. Cũng không khó để quan sát thấy rằng, trong những năm gần đây người dân đang có xu hướng giải quyết những bức xúc về môi trường bằng các hình thức tự phát như tụ tập đông người, phản đối, gây rối, chặn nguồn gây ô nhiễm… Thực trạng này phần nào phản ánh sự coi thường pháp luật của các doanh nghiệp gây ô nhiễm và sự thiếu trách nhiệm hoặc bất lực của các cơ quan quản lý. Sâu xa hơn, nó cho thấy một thực tế rằng “quyền được sống trong một môi trường trong lành” của người dân, như Hiến pháp 2013 đã quy định, đang bị đe dọa ở nhiều nơi. Việc người dân đứng lên bảo vệ QUYỀN MÔI TRƯỜNG của mình theo cách tiêu cực, hơn bao giờ hết, cho thấy sự cần thiết phải thúc đẩy hơn nữa những cơ chế hiện thực hóa quyền mà Hiến pháp và Luật pháp đã trao cho họ trong tham gia bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền được sống trong một môi trường trong lành.
Nội dung Bản tin Chính sách số 17 nhìn nhận việc thực thi quyền môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vốn đã và đang được áp dụng trong quá trình thực thi quy chế dân chủ cơ sở. Theo đó, “dân biết” bao hàm việc tiếp cận và công khai thông tin môi trường; “dân bàn” tập trung vào khía cạnh phản biện và tham gia góp ý vào các hoạt động và chính sách liên quan; “dân làm” thảo luận về quyền và cơ chế tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền môi trường; cuối cùng, “dân kiểm tra” nhìn nhận về công tác giám sát thực thi chính sách môi trường.
Các bài viết trong số này:
- Ứng xử với môi trường: Những vận động mới cho công lý và quyền môi trường
- Quyền môi trường và sự tham gia của người dân trong thực hiện quyền môi trường
- Nâng cao hiệu lực thực thi tiếp cận thông tin môi trường
- Tham vấn trong đánh giá môi trường còn thiếu thực chất
- Phản biện xã hội về môi trường – xu thế và đòi hỏi tất yếu
- Cải cách tư pháp để đảm bảo quyền môi trường cho người dân
- Mô hình Tòa môi trường nhằm xử lý khiếu kiện môi trường
- Xây dựng cơ chế tố tụng dân sự đặc biệt để giải quyết tranh chấp môi trường
- Giám sát môi trường của các cơ quan dân cử: có giám mà không sát
- Thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát bảo vệ môi trường
Đọc Bản tin Chính sách trực tuyến:
Hoặc tải về: File PDF (4,05 Mb)