Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Có đến 47,47% các khu rừng đặc dụng (RĐD) tại Việt Nam đã hoặc có khả năng (nhưng chưa rà soát) xảy ra hiện tượng chồng lấn quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình hoặc cộng đồng với Ban quản lý RĐD, theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature).

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Hòa Bình) là nơi có tình trạng chồng lấn nặng nhất trong các khu RĐD Việt Nam với diện tích chồng lấn lên đến 9927,5 ha. (Ảnh: thiennhien.net)
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Hòa Bình) là nơi có tình trạng chồng lấn nặng nhất trong các khu RĐD Việt Nam với diện tích chồng lấn lên đến 9927,5 ha. (Ảnh: thiennhien.net)

Kết quả nêu trên được PanNature phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung và Trung tâm Tư vấn & Quản lý Tài nguyên (Corenarm) thực hiện khảo sát tại 99 khu RĐD trong năm 2014.

Theo PanNature, hiện tượng chồng lấn quyền sử dụng đất – tức cùng một khu đất nhưng có đến hai chủ thể quản lý – không phải là cá biệt, mà xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều vùng trên toàn quốc. Tình trạng chồng lấn xảy ra phổ biến hơn ở các khu RĐD thuộc các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ với 61,7%, và giảm dần ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (30%), và Nam Bộ (8%).

Quy mô chồng lấn có nhiều khác biệt giữa các khu RĐD, từ quy mô nhỏ liên quan đến 2-3 hộ gia đình với diện tích tranh chấp 1,5 – 2 ha (như VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế), đến quy mô lớn liên quan đến 1.045 hộ gia đình trên diện tích gần 10.000 ha (như Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, Hòa Bình). Bên cạnh đó, số liệu về quy mô, diện tích chồng lấn vẫn mang nhiều tính ước đoán vì chưa có hoạt động điều tra, khảo sát trên thực địa tại các địa phương.

Tuy nhiên, đáng chú ý là 91,5% các khu RĐD có tình trạng chồng lấn hiện vẫn chưa có phương án hoặc kế hoạch giải quyết cụ thể; chỉ có một số ít các khu (các vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Bái Tử Long và Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh) đã và đang nỗ lực giải quyết, nhưng kết quả vẫn còn rất nhiều hạn chế hoặc không thể giải quyết triệt để.

Vậy đâu là nguyên nhân chính của hiện trạng này? Theo PanNature, trước khi một khu RĐD được thành lập, theo nguyên tắc, các diện tích đất lâm nghiệp (có rừng hoặc không có rừng), đã được nhà nước cấp quyền quản lý, sử dụng cho hộ gia đình từ trước đó, hoặc đã được cộng đồng địa phương sử dụng ổn định theo luật tục truyền thống từ lâu đời, nằm trong quy hoạch ranh giới các khu RĐD cần phải được tiến hành thu hồi. Tuy nhiên, quy trình này đã không được thực hiện đúng hoặc bị bỏ qua mà hệ lụy để lại là tình trạng chồng lấn “một đất hai chủ” như hiện nay tại các khu RĐD.

Dù chưa dẫn đến những xung đột gay gắt nhưng hiện tượng chồng lấn lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy dễ thấy nhất đó là hiện tượng bất hợp tác giữa người dân và ban quản lý rừng trong quá trình bảo vệ rừng. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhận thức khác biệt, thậm chí đối lập nhau về quyền và trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng giữa cộng đồng, lãnh đạo địa phương và cán bộ ban quản lý các khu RĐD.

Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; và Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học (theo điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 9-2004).

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia