Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú. Sau Đổi mới năm 1986, ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu ngân sách. Đặc biệt, nguồn thu từ dầu thô chiếm khoảng 20% – 30% ngân sách trung ương trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh các đóng góp kinh tế, công nghiệp khai khoáng cũng gây ra nhiều tác động về mặt môi trường và xã hội. Điều này gây ra những thách thức và rủi ro cho các bên liên quan gồm nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng khu vực khai thác khoáng sản. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quốc gia có thể thúc đẩy quản trị tốt trong lĩnh vực khai khoáng nhằm phục vụ mục tiêu triển kinh tế – xã hội; đảm bảo đầu tư bền vững và hiệu quả; và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với cộng đồng địa phương. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, giám sát và phản biện xã hội có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội bền vững, đặc biệt đối với các quốc gia phụ thuộc khai thác tài nguyên. Phản biện xã hội đóng góp các luận chứng để xây dựng những chính sách phát triển bền vững hơn, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Giám sát xã hội thúc đẩy minh bạch trong quá trình thực thi và góp phần tăng cường tuân thủ chính sách pháp luật.

Ở Việt Nam, giám sát và phản biện xã hội ngày càng được quan tâm và thể chế hóa trong các quy định chính sách. Hiến pháp 2013 đã đưa những quy định khá rõ ràng về giám sát và phản biện xã hội. Để cụ thể hóa một số nội dung của Hiến pháp 2013, ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã có quyết định 218/QĐ-TW về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội. Bên cạnh đó, các cơ chế giám sát và phản biện cũng đã được thể chế hóa trong các Luật chuyên ngành. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 đã dành toàn bộ chương XV để quy định cụ thể về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong Bảo vệ môi trường.

Có thể nói, với Hiến pháp năm 2013, quyết định số 217-QĐ/TW và các quy định pháp luật liên quan, trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong giám sát và phản biện xã hội đã được pháp luật hóa ở mức cao nhất. Điều này cũng đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội và xã hội nghề nghiệp phải có những đóng góp hiệu quả hơn cho giám sát và phản biện (Tạp chí Đảng Cộng sản, 2014). Tuy nhiên, các tổ chức xã hội gặp rất nhiều thách thức để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó, thiếu thông tin là một trong những rào cản lớn để đảm bảo tính hiệu quả của công tác giám sát và phản biện xã hội.

Với nhu cầu trên, Liên minh Khoáng sản , Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Tăng cường năng lực giám sát và phản biện xã hội trong quản lý tài nguyên khoáng sản”

Mục tiêu:

  • Cung cấp các thông tin về khung chính sách và thực trạng quản lý tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam nhằm phục vụ công tác giám sát và phản biện xã hội trong lĩnh vực khoáng sản
  • Cung cấp một số nội dung cơ bản về Bộ Tiêu chuẩn EITI 2013. 

Thành phần tham dự:

  • Liên minh Khoáng sản
  • Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ và Thái Nguyên

Thời gian và địa điểm:

  • Địa điểm: Khách sạn Hoàng Hà, 8B Thác Bạc, Sapa, Lào Cai
  • Thời gian: Ngày 29 – 30 tháng 9

Tài liệu Hội thảo:

Chương trình Hội thảo

Quản trị công nghiệp khai thác – Phát triển bền vững, Quản trị tốt và Chuỗi giá trị
Bà Trần Thanh Thủy (PanNature)

Chính sách về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Ông Đỗ Thanh Bái (Hội Hóa học Việt Nam)

Những bất cập trong chính sách pháp luật ngành khai khoáng và kiến nghị hoàn thiện 
TS. Nguyễn Tiến Chỉnh (Nguyên Trưởng ban Khoa học và Công nghệ  – Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam)

Giới thiệu Bộ Tiêu chuẩn EITI 2013: Tổng quan; Yêu cầu cụ thể
Bà Trần Thanh Thủy (PanNature) – Ông Phạm Quang Tú (Oxfam) 

Chính sách thu ngân sách với khoáng sản ở Việt Nam

PGS.TS. Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia