Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Dựa trên những nghiên cứu, phân tích của Trung tâm Con người và Thiên nhiên đối với các vụ việc gây ô nhiễm môi trường thời gian qua như Vedan (2008), Hào Dương (2013) và kết hợp khảo sát, nghiên cứu thực địa trường hợp Nicotex Thanh Thái (2013) và một số trường hợp ô nhiễm khác về yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, ngày 04/11/2015, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã gửi công văn  tới Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội, Ủy ban Pháp luật Quốc Hội, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhằm góp ý cho Dự thảo Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

051115_CVgopy_BLDS

Mặc dù bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được ghi nhận theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014 nhưng trình tự và thủ tục được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự vì đây là một loại của bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng.

Thực tế số lượng các vụ việc xét xử dân sự về môi trường được giải quyết tại Tòa án chưa nhiều, chưa đáp ứng được việc xử lý các tranh chấp về môi trường phát sinh trong thực tiễn. Số liệu thống kê của Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao cho biết số lượng vụ án dân sự về môi trường được thụ lý giải quyết chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số các loại vụ án phải giải quyết vì tranh chấp về môi trường. Hầu hết, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh không thụ lý vụ án giải quyết tranh chấp nào liên quan đến bảo vệ môi trường trong thời gian từ ngày 1/1/2012 đến ngày 30/5/2014. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 30/5/2014, Tòa án này đã thụ lý 9 vụ án về môi trường nhưng chỉ có 3 vụ được giải quyết cả 3 vụ án đều có yếu tố nước ngoài[1].

Trước bối cảnh trên, PanNature đã có một số góp ý về cơ chế khởi kiện tập thể, nghĩa vụ chứng minh, và vấn đề án phí. Vui lòng xem toàn văn Công văn tại đây. (File PDF, 3.34Mb)


[1] Nguồn: Tham luận của ông Chu Xuân Minh, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Hiệu trưởng Trường cán bộ Tòa án, thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại Hội nghị bàn tròn Chánh án các nước ASEAN về môi trường lần thứ tư được tổ chức tại Hà Nội ngày 13-14/12/2014.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia