Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Giám sát và phản biện xã hội được xem là trụ cột quan trọng của quá trình lập pháp, xây dựng và thực thi các phát triển kinh tế – xã hội ở cả cấp quốc gia, địa phương và mọi lĩnh vực của đời sống. Đối với các quốc gia đang phát triển dựa trên nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, giám sát và phản biện xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế các đánh đổi, tác động môi trường-xã hội không mong muốn từ các kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. Phản biện xã hội đóng góp các luận cứ và dẫn liệu để cùng nhà nước lựa chọn và hình thành các luật pháp, chính sách phát triển bền vững hơn, đảm bảo hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Giám sát xã hội thúc đẩy sự tham gia, tính minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách và góp phần tăng cường việc giải trình và tuân thủ chính sách pháp luật của các bên liên quan.

Ở Việt Nam, giám sát và phản biện xã hội ngày càng được quan tâm và thể chế hóa trong các quy định chính sách. Hiến pháp 2013 đã đưa những quy định khá rõ ràng về giám sát và phản biện xã hội. Để cụ thể hóa một số nội dung của Hiến pháp 2013, ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã có Quyết định 218/QĐ-TW về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội. Đối với Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), chức năng tư vấn, phản biện & giám định xã hội cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, các cơ chế giám sát và phản biện cũng đã được thể chế hóa trong các Luật chuyên ngành như Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Đất đai (2013), Luật Bảo vệ Môi trường (2014).

Trên thực tế, Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật ở cấp trung ương nhiều năm qua đã thực hiện khá hiệu quả chức năng phản biện thông qua góp ý, phản biện cho các chính sách và dự án lớn của nhà nước như Thủy điện Sơn La, Quy hoạch thành phố bên bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội, Chương trình khai thác bô xit tại Tây Nguyên, Dự án khu nghỉ dưỡng Tam Đảo 2, Quy hoạch Thủ đô mở rộng… Các đơn vị thành viên của VUSTA cũng đã hợp tác với các ủy ban của Quốc hội thực hiện các chương trình giám sát thực thi luật pháp về môi trường, khoáng sản.

 

GS., TS. Nguyễn Danh, Chủ tịch các Hội KH-KT Gia Lai
GS., TS. Nguyễn Danh, Chủ tịch các Hội KH-KT Gia Lai

Tuy nhiên, ở cấp địa phương, hệ thống Mặt trận tổ quốc, Liên hiệp hội và tổ chức xã hội các tỉnh chưa có nhiều trải nghiệm với các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, không chỉ do thiếu các hướng dẫn, mà còn được cho là do các thách thức về năng lực và các điều kiện hỗ trợ thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn trên, trong hai ngày 23-24/12/2015, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo tập huấn “Tăng cường năng lực giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách tài nguyên và môi trường” nhằm chia sẻ, thảo luận một số kinh nghiệm, phương pháp và công cụ về giám sát và phản biện xã hội, tạo tiền đề cho các hoạt động hợp tác về nghiên cứu và phản biện các chính sách phát triển ở cả cấp trung ương và địa phương. Hơn 30 thành viên đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã tham dự khóa tập huấn.

Tài liệu Hội thảo:

Chương trình Hội thảo

Tổng quan: Phản biện và Giám sát xã hội
Ths. Đặng Ngọc Quang – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ phát triển Nông thôn (RDSC)

Một số điểm mới của quy trình xây dựng chính sách, pháp luật và vai trò của các tổ chức xã hội
Bà Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Giới thiệu một số công cụ đánh giá tác động trong lĩnh vực môi trường hỗ trợ giám sát và phản biện ở cấp dự án, quy hoạch, kế hoạch và chiến lược
Bà Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Chính sách và công cụ phản biện
Ths. Đặng Ngọc Quang – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ phát triển Nông thôn (RDSC)

Kinh nghiệm giám sát và phản biện: Thực hiện quản lý và sử dụng đất rừng của nông lâm trường và địa phương
Ông Phạm Mậu Tài – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển kinh tế và môi trường bền vững (SEEDS)

Tài liệu tham khảo:

Giám sát và phản biện xã hội hiện nay

Gs. Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phản biện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, lưu vực sông Đồng Nai
TS. Vũ Ngọc Long – Viện Sinh thái học Miền Nam

Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương
Forest Trends

Báo cáo: Giải trình, tiếp thu ý kiến ĐBQH về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội “Về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng”

Báo cáo: Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014

Báo cáo: Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia