Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Chưa bao giờ bài toán về nguồn nước lại khẩn thiết và cấp bách như đợt hạn hán đang từng ngày lan rộng ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL như bây giờ. Khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830 đến 840 tỷ m3 nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nước bên ngoài lãnh thổ.  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam đang đối mặt với đợt hạn hán chưa từng thấy trong vòng 90 năm qua.

Thủy điện Cảnh Hồng, sức chứa 249 triệu m3 nước. Ảnh tư liệu.
Thủy điện Cảnh Hồng, sức chứa 249 triệu m3 nước. Ảnh tư liệu.

Cùng với hạn hán, vựa lúa ĐBSCL đang từng ngày bị thu hẹp dần diện tích do xâm nhập mặn nên những ngày qua, thông tin về việc Trung Quốc tăng thêm lưu lượng xả nước đập thủy điện  Cảnh Hồng trên sông Lan Thương (tên gọi dòng sông Mê Kông trên đất Trung Quốc) từ 1.100 m3/giây lên 2.190 m3/giây (theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam) được coi là một  giải pháp quan trọng giúp tạm đẩy lùi hạn hán.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức ngày 17/3 vừa qua, đại diện Văn phòng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (MRC Việt Nam)  đưa ra tính toán sau khi phía Trung Quốc tuyên bố tăng gấp đôi lượng nước xả đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam (theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam), lưu lượng nước xả về ĐBSCL có thể đạt mức 27 đến 54% trong  khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.

Theo vị  đại diện MRC Việt Nam hệ thống hồ và đập chứa của Trung Quốc có trữ lượng xấp xỉ 23 tỷ m3, trong đó hồ, đập chứa hạ lưu ở mức 20 tỷ m3. Dùng lượng nước các hộ, đập chứa này của Trung Quốc cứu hạn hán là khả thi, vì thế nên MRC Việt Nam khuyến nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc xả nước cứu hạn.

Dù chủ động đưa ra khuyến nghị mang tính cấp bách này, đại diện MRC Việt Nam  cũng cảnh báo nước xả từ các hồ, đập thượng nguồn Mê Kông chỉ đáp ứng một phần nào đó việc ứng cứu hạn hán cho vựa lúa ĐBSCL  

Bản tin chính sách cập nhật gần đây nhất của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) ghi nhận, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển của các con sông quốc tế như sông Hồng và sông Mê Kông. Không phải đợi đến bây giờ chúng ta mới “giật mình” trước việc thượng lưu dòng sông Mê Kông đang tồn tại 12 đập chứa thủy điện. Nhiều năm trước, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra ý kiến, cho rằng sông Mê Kông đang bất bình thường hơn bao giờ hết bởi hệ thống các hộ, đập chứa ở thượng du.

Đề cập đến thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông, giới khoa học có chung nhận định, do ở cuối nguồn, Việt Nam là quốc gia phải gánh chịu nhiều nhất và “mất” cũng nhiều nhất. Câu chuyện đập Tam Hiệp được giới khoa học nhìn nhận, đã cho thấy sự tổn thất mà khu vực hạ nguồn phải gánh chịu khi các thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn. 

Sông Mê Kông khởi nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) với tên gọi Lan Thương. Con sông lần lượt chảy  qua 5 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Theo  một báo cáo  Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) của Ủy hội sông Mê Kông, “do nằm ở cuối nguồn dòng chảy  trong tương lai Việt Nam kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn gia tăng. 26 triệu tấn phù sa/năm sẽ giảm xuống còn 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông và mất cơ hội mở rộng lãnh thổ. ĐBSCL sẽ thiệt hại 1 tỉ USD/năm do tổn thất các loài cá trắng, vốn chiếm đến 65% lượng cá ở sông Mê Kông.

Thêm vào đó khoảng 14 triệu nông, ngư dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến sản lượng điện tạo ra từ 12 đập thủy điện trên sông Mê Kông chỉ góp thêm vào 5% tổng lượng điện tiêu thụ hàng năm của Việt Nam”. Lượng phù sa giảm hơn 50% và 30 triệu dân ở khu vực này sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn

Trở lại với việc thủy điện Cảnh Hồng khẩn cấp tăng thêm lưu lượng xả nước lên đến 2.190 m3/giây (từ ngày 15/3 đến ngày 10/4/2016) nhằm giúp miền Tây Nam Bộ Việt Nam bớt căng thẳng về hạn hán, xâm nhập mặn; chuyên gia trong lĩnh vực môi trường cũng bày tỏ ý kiến quan ngại, cho rằng khi mà hạn hán đang lan rộng, nước do thủy điện Cảnh Hồng xả ra sẽ được các quốc gia nằm trên dòng chảy nhận phần lớn, vì thế ĐBSCL sẽ chỉ nhận được lượng nước ít ỏi, khó đủ canh tác và hoàn toàn không đủ sức đẩy lùi xâm nhập mặn.

Chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, tính toán lượng nước khi đến ĐBSCL phải đạt ít nhất từ 10.000 m3/giây mới có thể đẩy mặn hiệu quả ở thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra vô cùng gay gắt và khốc liệt.  

Cũng theo các chuyên gia, thủy điện Cảnh Hồng chứa 249 triệu m3 nước. Với lượng nước xả 2.190 m3/giây, kéo dài từ ngày 15/3 đến 10/4 khi đến ĐBSCL chắc cũng chỉ hỗ trợ được phần nhỏ! Dù đưa ra các phân tích khách quan, giới khoa học vẫn khuyến nghị nông dân vựa lúa  ĐBSCL đừng đánh mất hy vọng trong đợt hạn hán khốc liệt và dữ dằn này.

Đến nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều công bố tình trạng thiên tai. Tiền Giang, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang là những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất.

Đến nay, đã có 13.845/14.759 ha diện tích trồng lúa của tỉnh Bến Tre bị thiệt hại vì  hạn hán xâm nhập mặn. Cũng cần dẫn ra đây lời nói có gì đó chua chát trước thiên tai và cả “nhân tai” khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đến thị sát ở Bến Tre rằng “không cần phải đến Vũng Tàu để thấy biển mặn mà có thể  gặp nước mặn ở TP Bến Tre”.

Đất đai của 160/164 xã ở Bến Tre đang bị xâm nhập mặn hoành hành, quả là con số thật khủng khiếp.

Nguồn: Đại Đoàn Kết

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia