Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Theo bà Trần Thanh Thủy- Điều phối viên Liên minh Khoáng sản, thì ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành rất phức tạp và có nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn thuế. Hiện nay, xu hướng chính trong việc khai thác khoáng sản dựa trên các sản lượng khai thác nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể khai báo sản lượng khai thác thấp hơn so với thực tế, qua đó trốn được những khoản thuế rất lớn.

180516_khoangsan2

Quản lý thuế trong lĩnh vực khai thác khoáng sản như thế nào để tránh tình trạng doanh nghiệp trốn thuế đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên lề Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thu ngân sách: Từ kinh nghiệm thực tiễn đến các giải pháp chính sách” do Liên minh Khoáng sản phối hợp cùng các bên liên quan tổ chức, bà Trần Thanh Thủy- Điều phối viên Liên minh Khoáng sản đã chia sẻ cùng báo giới về thực trạng trốn thuế khai thác khoáng sản và giải pháp cho vấn đề này.

– Thưa bà, bà có thể cho biết cách thức hiện nay các doanh nghiệp dùng để trốn thuế trong việc khai thác khoáng sản là gì?

Bà Trần Thanh Thủy: Công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp rất phức tạp và có nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn thuế. Hiện nay, xu hướng chính trong việc khai thác khoáng sản dựa trên các sản lượng khai thác nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể khai báo sản lượng khai thác thấp hơn so với thực tế, qua đó trốn được những khoản thuế rất lớn.

Đồng thời, giá bán trong khai thác khoáng sản chưa được quy định thống nhất. Một số được căn cứ dựa trên giá bán thực tế của UBND các tỉnh, số khác lại dựa trên giá bán thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá do UBND các tỉnh đang tồn tại những vấn đề khá lớn như cùng một loại khoáng sản nhưng mỗi tỉnh lại có quy định giá khác nhau, không đồng nhất; từ đó doanh nghiệp có thể chuyển quặng từ khu vực giá cao sang khu vực giá thấp để trốn thuế.

– Vậy đâu là giải pháp để giảm thiểu tình trạng này? Theo bà, tăng thuế liệu có phải là một biện pháp tốt?

– Thực chất, tăng thuế không phải là một biện pháp tốt để giải quyết vấn đề trốn thuế của doanh nghiệp đối với các khoáng sản. Mà đầu tiên cần xem xét, sửa đổi Luật Thuế tài nguyên theo hướng thống nhất hơn. Trong đó, cần quy định sự thống nhất về giá giữa các địa phương cũng như nêu lên khoản lượng trốn thuế là thế nào, cách thức tính toán, khai báo ra sao…

Ngoài ra cần xem xét thêm đến những công cụ khác để hỗ trợ công tác quản lý thu như tăng cường sự phối hợp giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành thuế.

Đồng thời cũng cần quan tâm hơn đến sáng kiến minh bạch trong ngành khai thác – EITI. Đây là sáng kiến hữu hiệu nhất để quản trị công nghiệp khai thác dựa trên nguyên tắc công khai và đối chiếu số liệu trên chuỗi giá trị công nghiệp khai thác. Các số liệu đó sẽ được tổng hợp trong báo cáo EITI. Qua đó hoàn toàn có thể làm rõ những kẽ hở cũng như tìm ra được những doanh nghiệp trốn thuế.

– Một sáng kiến minh bạch đối với ngành khai thác khoáng sản rất cần thiết nhưng tại sao Việt Nam sau gần 10 năm vẫn chưa tuyên bố tham gia sáng kiến này, thưa bà?

– EITI là một sáng kiến minh bạch, những thông tin từ việc cấp phép cho đến nộp thuế đều được công khai. Tuy nhiên, tôi cho rằng sáng kiến này hiện nay một phần bị chi phối bởi lợi ích nhóm.

– Có ý kiến cho rằng sáng kiến này do Bộ Công Thương chủ trì mang tính chất  “vừa đá bóng vừa thổi còi”, bà nghĩ sao về vấn đề này? Và theo bà, chúng ta cần có những biện pháp gì để khắc phục?

– Vấn đề quan trọng nhất chính là việc phải công khai, đối chiếu các dòng thu và tôi cho rằng việc này có lẽ đang quá sức với Bộ Công Thương và cũng cần giao cho cơ quan chuyên về thuế xử lý thì sẽ dễ dàng hơn.

Quan trọng nhất vẫn nằm ở Bộ Công Thương vì họ là người chịu trách nhiệm xây dựng lộ trình cho EITI. Tuy EITI là một sáng kiến minh bạch nhưng tất cả những tài liệu về lộ trình của EITI đều được giấu mật và coi như là một tài liệu bí mật, không được chia sẻ rộng rãi ra bên ngoài nên rất khó tiếp cận.

Nếu muốn có giải pháp cụ thể thì trước hết Bộ Công Thương cần công bố những tài liệu liên quan xem họ đã làm được những gì, nghiên cứu ra sao và kết luận như thế nào. Đồng thời họ cũng có thể lập ra một tổ công tác với sự phối hợp nhiều bộ ngành, nhiều tổ chức xã hội để xây dựng EITI. Ngoài ra cũng nên chuyển EITI về cơ quan chuyên về tài chính như Tổng cục Thuế chẳng hạn thì sẽ hiệu quả hơn.

– Xin cảm ơn bà.

Nguồn: motthegioi.vn

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia