Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên vào năm 1990. Trong hơn 17 năm thực thi, Pháp lệnh Thuế tài nguyên đã được sửa đổi 2 lần vào năm 1998 và 2008. Đến năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế tài nguyên 2009 thay thế cho Pháp lệnh Thuế tài nguyên. Theo đó, Luật Thuế tài nguyên đã kế thừa và luật hoá các quy định về thuế liên quan trước đó. Đối tượng chịu thuế cũng đã được mở rộng và khung thuế suất đối với một số nhóm tài nguyên cũng đã được điều chỉnh.

Theo đánh giá quốc tế và theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác nhiều loại khoáng sản ở quy mô lớn. Do đó, nhiều loại khoáng sản đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai rất gần. Tuy nhiên, đóng góp ngân sách từ ngành khoáng sản rất hạn chế. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9% – 1,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013. Tại nhiều địa phương, số thu thuế tài nguyên thậm chí không đủ cho chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khoáng sản lại đánh giá mức thuế suất thuế tài nguyên hiện nay là khá cao so với thế giới và gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng cách tính thuế tài nguyên không khuyến khích đầu tư chế biến sâu và phát triển bền vững ngành khoáng sản. Hiện tượng này trên phần nào phản ánh chính sách thuế tài nguyên còn tồn tại nhiều kẽ hở và công tác quản lý thu chưa hiệu quả.

130516_HT_thuetainguyen

Trong bối cảnh trên, ngày 13/05/2016, Liên minh Khoáng sản phối hợp cùng các bên liên quan tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quản thu ngân sách: Từ kinh nghiệm thực tiễn đến các giải pháp chính sách” nhằm chia sẻ các bất cập trong thực tiễn thực thi và đề xuất các kiến nghị sửa đổi Luật Thuế tài nguyên 2009.  Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ  Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội,  Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và Hiệp hội Doanh nghiệp cùng đại diện các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

PGS.TS Lê Xuân Trường đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện chính sách thuế tài nguyên
PGS.TS Lê Xuân Trường đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện chính sách thuế tài nguyên
Ông Hoàng Ngọc Thao, Đại diện Công ty Apatit Lào Cai nêu những bất cập trong thực tiễn thực thi nhìn từ trường hợp khai thác Apatit tại Lào Cai
Ông Hoàng Ngọc Thao, Đại diện Công ty Apatit Lào Cai nêu những bất cập trong thực tiễn thực thi nhìn từ trường hợp khai thác Apatit tại Lào Cai
Ông Emanuel Bria - Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên Hoa Kỳ (NRGI) Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng chính sách tài chính trong lĩnh vực khai thác tài nguyên: Kinh nghiệm từ Indonesia.
Ông Emanuel Bria – Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên Hoa Kỳ (NRGI) chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng chính sách tài chính trong lĩnh vực khai thác tài nguyên từ Indonesia.
Bà Trần Thanh Thủy, PanNature Chia sẻ báo chí về "Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI): Công cụ khắc phục kẽ hở chính sách và nâng cao hiệu quả thu"
Bà Trần Thanh Thủy (PanNature) chia sẻ báo chí về Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI)

Tài liệu Hội thảo

Chương trình Hội thảo

Đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện chính sách thuế tài nguyên: Các bất cập và tác động đối với thu ngân sách
PGS. TS. Lê Xuân Trường – Học Viện Tài chính

Chính sách thuế tài nguyên: Bất cập trong thực tiễn thực thi nhìn từ trường hợp khai thác Apatit tại Lào Cai
Đại diện công ty Apatit Lào Cai

Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI): Công cụ khắc phục các kẽ hở chính sách và nâng cao hiệu quả thu
Bà Trần Thanh Thủy – Liên minh Khoáng sản

Xây dựng chính sách tài chính trong lĩnh vực khai thác tài nguyên: Kinh nghiệm từ Indonesia
Ông Emanuel Bria – Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên Hoa Kỳ

Xây dựng chính sách tài chính trong lĩnh vực khai thác tài nguyên: Kinh nghiệm từ Phillipines
Ông Marco Angelo – Mạng lưới Bantay Kita Philippines

Tiến trình xây dựng chính sách thuế tài nguyên và các thách thức
Ông Bùi Đức Hiền – Vụ Chính sách, Tổng cục thuế

Đánh giá về Luật Thuế Tài nguyên: Các bất cập và tác động đối với quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam 
PGS. TS. Nguyễn Cảnh Nam – Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam

Tình hình thực hiện Luật Thuế tài nguyên 2009 tại Lào Cai: Các bất cập và kiến nghị sửa đổi
Ông Nguyễn Trung Triều – Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lào Cai

Tình hình thực hiện Luật Thuế tài nguyên 2009 tại Yên Bái: Các bất cập và kiến nghị sửa đổi
Ông Đoàn Quốc Trường – Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia