Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong một thập kỷ gần đây, từ một loại cây lương thực truyền thống giúp xóa đói giảm nghèo, sắn đã và đang trở thành một loại hàng hóa xuất khẩu quan trọng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn hàng năm đều đạt trên 1 tỷ USD. Động lực thị trường cùng nhu cầu cải thiện sinh kế của người dân là những yếu tố chính thúc đẩy diện tích trồng sắn không ngừng được mở rộng. Tính đến tháng 12 năm 2015, diện tích sắn cả nước đạt khoảng 566.000 ha, vượt hơn 25,77% so với kế hoạch dự kiến của Nhà nước.

Phát triển trong bối cảnh khi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp toàn quốc đã gần như ổn định, phần lớn diện tích trồng sắn hiện nay được cho là đều trồng tận dụng trên đất lâm nghiệp hoặc đã từng là đất lâm nghiệp. Giả thuyết này hàm ý rằng việc phát triển và mở rộng diện tích trồng sắn đã, đang hoặc sẽ có tác động tới tài nguyên rừng, đất rừng, cũng như các nỗ lực bảo vệ rừng ở Việt Nam. Tác động này sẽ trở nên đáng kể hơn khi nhu cầu về đất cho canh tác sắn ngày một tăng cao do hệ lụy của hình thức canh tác quảng canh truyền thống, quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình và hướng tới mục tiêu tăng sản lượng thông qua mở rộng diện tích trồng thay vì đầu tư kỹ thuật thâm canh. 

060515_sanlenrungxuong

Ghi nhận từ khảo sát thực địa đã chỉ ra các khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ trái chiều, thiếu liên kết giữa phát triển cây sắn và tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, qua nhiều năm, diện tích rừng biến mất và nhường chỗ cho các nương (rẫy) sắn là con số không nhỏ. Báo cáo nghiên cứu “Sắn lên, rừng xuống” khuyến nghị rằng nhà nước phải tiến hành rà soát, đánh giá lại và kiểm soát tốc độ, quy mô mở rộng diện tích trồng sắn hiện nay trên toàn quốc.

Báo cáo này là sản phẩm nghiên cứu và phân tích chính sách do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện trong hai năm, 2014-2015. Xin cảm ơn Quỹ Jobh D. and Catherine T. MacArthur đã tài trợ cho nghiên cứu cũng như các hoạt động về chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên của PanNature.

Mời quý vị đọc trực tuyến tại đây:

 

Hoặc download: File PDF (4.742 Kb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia