Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
Nui rung Viet Nam

Tại hội nghị về khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu hôm 20/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói phải đóng cửa rừng tự nhiên và các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên để ngăn chặn nạn phá rừng, buôn lậu gỗ. Ông Phúc nói thời gian vừa qua Tây Nguyên đã mất 41% diện tích rừng là điều rất nghiêm trọng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đến cuối năm 2014, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp của 5 tỉnh Tây Nguyên là hơn 3,3 triệu hecta, trong đó đất có rừng giảm 180.000 hecta so với năm 2010.

Bộ này nói diện tích rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên giảm phần lớn vì nạn phá rừng để canh tác, sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Bên cạnh đó, việc lấy đất rừng để phục vụ quy hoạch của địa phương như xây dựng công trình hạ tầng cũng làm giảm diện tích rừng.

Về phát biểu của Thủ tướng Phúc, Giáo sư Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nhận xét: “Chúng ta phải bảo về rừng đầu nguồn, phải bảo vệ nước mặt cho phát triển khu vực này. Tôi cho rằng đấy là những chủ trương mà có cái xuất phát điểm cũng rất là đúng, và chúng ta hãy thực hiện cái chủ trương này một thời gian nhất định để có thể tạo dựng được việc sử dụng đất bền vững tại khu vực Tây Nguyên”.

Gợi ý về những biện pháp trong thời gian tới để chỉ thị của ông Phúc về đóng cửa rừng đạt hiệu quả, Giáo sư Võ nói:

“Về mặt thực hiện, tôi cho là chúng ta cũng không thể dựa vào kiểm lâm […] Chúng ta phải phát triển cơ chế quản trị, gọi là thể chế quản trị trong thực thi trên thực tế. […] Để thực thi thì sự tham gia của người dân từ dưới lên là rất quan trọng. […] Chúng ta trao quyền cho cộng đồng truyền thống ở Tây Nguyên thì người ta lại giữ rừng. Đấy là những cái yếu tố mà tôi thấy là chúng ta cần phải thay đổi”.

Một chuyên gia khác về môi trường, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc  Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nêu ra những gợi ý quan trọng khác, trong đó việc tập trung quản lý rừng ở cấp trung ương và cải tổ lực lượng kiểm lâm là rất cần thiết:

“Cái hệ thống các khu bảo tồn quốc gia, các khu vực bảo vệ rừng tự nhiên này cần được quản lý thống nhất thay vì là phân quyền, phân cấp hiện nay. […] Nếu như đề cao tầm quan trọng mang tính quốc gia cũng như quốc tế của các khu vực rừng tự nhiên còn lại, nên có một cái cơ quan quốc gia. […] Về lực lượng kiểm lâm, cần có giải pháp cải tổ lực lượng kiểm lâm. Trước đây cũng có một số đề xuất chuyển đổi lực lượng kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp có thẩm quyền lớn hơn, quản lý chuyên nghiệp hơn. Tôi nghĩ hiện nay đến lúc nghiêm túc nhìn nhận lại đề án này để đảm bảo lực lượng giữ rừng họ đi vào hệ thống chuyên môn, chuyên nghiệp hơn”.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia