Năm 2015 đánh dấu một giai đoạn mới về hội nhập kinh tế của Việt Nam với hàng loạt các dấu mốc như sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, ký kết các Hiệp định thương mai tự do (FTAs) với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hàn Quốc (VKFTA), Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quốc Hội cũng đã ban hành Luật Đầu tư 2014 với những quy định thông thoáng và cởi mở hơn cho các nhà đầu tư nhằm chuẩn bị và đón đầu giai đoạn hội nhập mới.
Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam ngày càng tăng cường các hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN). Tính đến ngày 15/02/2016, Việt Nam đã đầu tư sang 68 quốc gia và vùng lãnh thổ với 1.049 dự án và tổng số vốn đăng ký đạt 20,4 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài khá đa dạng. Tuy nhiên, những lĩnh vực đầu tư chính với số vốn đăng ký trên 1 tỷ đô la Mỹ gồm khoáng sản, dầu khí, nông lâm nghiệp, thủy điện, thông tin truyền thông và hạ tầng khu đô thị.
Lào và Campuchia là hai quốc gia được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất với 258 dự án ở Lào ( với tổng vốn đăng ký là 4,9 tỷ đô la Mỹ) và 183 dự án ở Campuchia (với tổng vốn đăng ký là 2,9 tỷ đô la Mỹ). Trong đó, đầu tư Việt Nam tập trung nhiều tại các tỉnh Nam Lào và Đông Campuchia thuộc Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) do những chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng cho khu vực này. Đây là các tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực biên giới của ba nước, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội; trình độ phát triển nhìn chung thấp so với mức độ trung bình mỗi nước; dân trí thấp, sản xuất nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng cao.
Lĩnh vực nông lâm nghiệp được coi là thế mạnh của Tam giác phát triển CLV do phát huy được lợi thế so sánh của khu vực này trong mối quan hệ với nền kinh tế ba nước và khu vực. Bên cạnh những thành tựu như giúp xóa đói giảm nghèo hay cải thiện cơ sở hạ tầng, hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tiềm ẩn những rủi ro do sự khác biệt về văn hóa, pháp luật và môi trường. Những khác biệt này có thể dẫn đến các tranh chấp và qua đó ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án cũng như hình ảnh của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực.
Nhằm đóng góp cho nỗ lực thúc đẩy đầu tư bền vững cũng như cải thiện hình ảnh, uy tín của nhà đầu tư Việt Nam trên trường quốc tế, ngày 5/8/2016, tại TP Hồ Chí Minh, cùng với sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và tổ chức Oxfam tổ chức Tọa đàm “Cơ hội và thách thức cho đầu tư Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp” với mục tiêu tạo diễn đàn để các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư nước ngoài, và góp phần hoàn thiện chính sách về ĐTRNN của Việt Nam.
Mục tiêu chính của hội thảo là Cập nhật chính sách đầu tư ra nước ngoài mới của Việt Nam theo Luật Đầu; Tổng hợp góp ý cho việc sửa đổi Quyết định 236/QĐ-TTg của Thủ tướng; Kết nối và chia sẻ kinh nghiệm, bài học giữa các doanh nghiệp Việt Nam; Thảo luận xây dựng hướng dẫn giảm thiểu rủi ro cho hoạt động ĐTRNN của tư 2014; Chính phủ về thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; ĐTRNN trong lĩnh vực nông nghiệp; các doanh nghiệp.
Tài liệu hội thảo:
Chiến lược phát triển Cao su của Việt Nam ở Lào và Campuchia: Thành tựu và tồn tại
Ông Nguyễn Văn Chinh – nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cơ hội và thách thức cho đầu tư nông nghiệp của Việt Nam tại Lào và Campuchia: Một số phát hiện từ khảo sát nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu của VCCI, PanNature và Oxfam
Giới thiệu về GRI và Báo Cáo Phát Triển Bền Vững
Bà Nguyễn Lâm Hoàng Ái – Chuyên gia tư vấn về Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Giám đốc Cấp cao Công ty TNHH JIA HSIN
Báo cáo Tranh chấp thu hồi đất ở Đông Á: Phân tích so sánh và khuyến nghị với Việt Nam (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc – UNDP)
Hướng dẫn Bảo vệ Môi trường trong đầu tư và hợp tác nước ngoài của Trung Quốc