Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ thị chỉ đạo về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường. 

Nhiều chuyên gia khẳng định việc triển khai các giải pháp cũng phải thực hiện cấp bách trước thực trạng môi trường bức bối hiện nay.

Để khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, Thủ tướng chỉ thị việc thu hút đầu tư không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện 
và vận hành dự án.

Đến lúc chọn lọc công nghệ sản xuất

GS Trần Hiếu Nhuệ, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, khẳng định chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ quan điểm và chủ trương trong thu hút đầu tư không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề then chốt.

“Vấn đề thu hút đầu tư hiện nay phải thực hiện theo hướng chọn lọc công nghệ. Với vấn đề công nghệ sản xuất, Bộ Khoa học – công nghệ phải làm rõ trong quá trình xét duyệt xem công nghệ đó là tiên tiến hay lạc hậu, vừa so với điều kiện của VN nhưng phải so với cả thế giới” 
- GS Nhuệ phân tích.

Theo TS Trần Thế Loãn – nguyên cục phó Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), trong số các nhiệm vụ, giải pháp Thủ tướng chỉ thị cho các bộ ngành về công tác bảo vệ môi trường, nhiệm vụ, giải pháp nào cũng rất cấp bách.

Theo ông Loãn, trong điều kiện phát triển hiện nay, việc không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu cần phải thực hiện kiên quyết.

“Không chấp nhận công nghệ lạc hậu, không chấp nhận dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, nhưng để thực hiện được việc này thì cơ quan thẩm định phải thể hiện quan điểm dứt khoát và phải thấm nhuần chủ trương này” 
- ông Loãn lưu ý.

Ông Loãn cho biết thực tế lâu nay không phải các cơ quan không nhận biết được những lĩnh vực, ngành nghề có thể gây ô nhiễm, vấn đề là có thấm nhuần chủ trương và thực hiện kiên quyết khi xem xét hay không.

“Vì thế, bản thân cơ quan quản lý về môi trường phải thể hiện rõ trách nhiệm hơn. Trước hết phải thể hiện quan điểm và trách nhiệm trong thực hiện thẩm quyền phê duyệt đầu tư.

Thứ hai, khi xem xét lựa chọn và chấp thuận đầu tư phải kiên quyết mục tiêu chọn công nghệ tiên tiến, tính hiện đại của công 
nghệ” – TS Loãn phân tích.

Các cơ sở sản xuất xả khói ra môi trường ở P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM (Ảnh: Quang Định)
Các cơ sở sản xuất xả khói ra môi trường ở P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM (Ảnh: Quang Định)

Phải hai bước đánh giá tác động môi trường

Ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), cho rằng việc Thủ tướng chỉ thị phải rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho thấy việc thực thi nhiệm vụ này thời gian qua còn nhiều bất cập.

Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), lâu nay có bước tham vấn ý kiến của người dân trong quá trình ra quyết định, nhưng từ cách tham vấn cho đến nội dung tham vấn đều rất sơ sài. Phạm vi tham vấn cũng không rộng rãi và còn mang tính đại diện, thủ tục.

Theo ông Loãn, trong rà soát, chấn chỉnh việc xem xét, thẩm định ĐTM cũng phải có thay đổi. “Lâu nay việc lập báo cáo ĐTM chỉ thực hiện một bước.

Vì vậy, trong chấn chỉnh việc này cần có thay đổi việc đánh giá và thẩm định tác động môi trường theo hướng chia làm hai bước.

Bước đầu tiên là đánh giá môi trường sơ bộ để có sàng lọc, đánh giá về việc đầu tư, sau đó khi có đầy đủ những nội dung về công nghệ, về thiết kế thì mới ĐTM chi tiết” – ông Loãn nói.

Tuy nhiên theo ông Loãn, nhiệm vụ chính và quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường cần phải quan tâm và làm quyết liệt chính là quá trình kiểm tra, giám sát. “Khâu này phải làm quyết liệt hơn” – ông Loãn nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Tài – tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ 
TN-MT) – cho biết những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về công tác bảo vệ môi trường đã được Thủ tướng chỉ đạo chi tiết, vì vậy sau chỉ thị của Thủ tướng, Bộ TN-MT sẽ khẩn trương triển khai.

Thủ tướng kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường

Vì sự phát triển bền vững đất nước, vì cuộc sống bình yên và sức khỏe của nhân dân, của mỗi gia đình và tương lai các thế hệ mai sau, Thủ tướng kêu gọi các bộ ngành, các cấp, các đoàn thể, mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi người dân cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường từ mỗi hành động nhỏ nhất, nỗ lực xây dựng đất nước VN xanh – sạch – đẹp, thân thiện trong con mắt bạn bè thế giới.

Đó là lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Văn phòng Chính phủ thông báo hôm qua (7-9).

Để nâng cao chất lượng môi trường, Thủ tướng nêu ra 6 giải pháp gồm:

* Xác định rõ bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân.

Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường; cấm nhập khẩu công nghệ lạc hậu, triển khai các dự án có nguy cơ cao 
gây ô nhiễm môi trường.

* Thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong đó, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương và người đứng đầu.

Làm rõ trách nhiệm tổ chức và cá nhân, thực hiện đúng và tuân thủ nghiêm trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư theo nguyên tắc: cơ quan phê duyệt phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án đầu tư; cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm về loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất, không để gây ô nhiễm môi trường.

* Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho bảo vệ môi trường.

* Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp bảo vệ môi trường.

* Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

* Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.

K.Hưng

TP.HCM mạnh tay với cơ sở ô nhiễm

TP.HCM từng có 37 cơ sở nằm trong “danh sách đen” các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của Thủ tướng (quyết định 64 năm 2003 và quyết định 1788 năm 2013).

Nhưng hiện nay tất cả 37 cơ sở này đã được rút tên, di dời, khắc phục ô nhiễm hoặc ngưng hoạt động. Không để xảy ra tình trạng tái ô nhiễm, TP.HCM tiếp tục tổ chức theo dõi diễn biến môi trường của các cơ sở bị rút tên.

Một chương trình khác ở TP.HCM cũng được thực hiện quyết liệt. Từ tháng 4-2016, TP.HCM ban hành kế hoạch thí điểm xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở khu phố 4, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, Q.12.

Danh mục nằm trong kế hoạch này là 21 cơ sở sản xuất phải được xử lý dứt điểm trong năm 2015 và 2016.

Trong số 21 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải xử lý, có 16 cơ sở di dời vào Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, hai cơ sở tự chuyển đổi ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường và ba cơ sở tự tìm địa điểm di dời khác.

Mới đây, tập thể 16 cơ sở nằm trong diện di dời nói trên kiến nghị gia hạn thời gian di dời đến ngày 31-12-2017 (tức lùi thêm một năm).

Trả lời kiến nghị này, Sở TN-MT cùng nhiều sở ngành thể hiện ý kiến cứng rắn, nhấn mạnh tất cả 16 cơ sở này nằm trong khu vực điểm nóng, hoạt động ngành nghề ô nhiễm môi trường, không xem xét gia hạn di dời của tập thể 16 cơ sở sản xuất nêu kiến nghị.

Giáng Hương – D. Ngọc Hà

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia