Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Việt Nam sở hữu nguồn lâm sản ngoài gỗ phong phú, đa dạng, song lại chưa có phương án khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nên nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Điều đáng nói là không chỉ suy giảm về lượng, lâm sản ngoài gỗ còn phải đối mặt với không ít thách thức trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ việc trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh đến bảo tồn và phát triển. Do đó, cần ưu tiên thực hiện các giải pháp tổng hợp nhằm gỡ vướng và thúc đẩy bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Đây cũng chính là nội dung và mục tiêu của Tọa đàm “Phát triển lâm sản ngoài gỗ trong lâm nghiệp xã hội để giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu”, do Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với ICRAFT và Viện Khoa học Lâm nghiệp tổ chức sáng 10/11/2016 tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Theo thông tin tại Tọa đàm, Việt Nam hiện vẫn chưa có quy hoạch rõ ràng trong việc phát triển vùng gây trồng sản xuất nguyên liệu từ cây lâm sản ngoài gỗ; chưa có báo cáo rà soát tổng thể về nguồn lâm sản ngoài gỗ trên cả nước; hoạt động sản xuất lâm sản ngoài gỗ vẫn phân tán, manh mún, tự phát, chỉ một số ít được trồng trên quy mô lớn khi thị trường có nhu cầu; hoạt động chế biến cũng khá đơn giản, thủ công; công tác quản lý chất lượng chưa được coi trọng, chất lượng lâm sản ngoài gỗ thấp, không có nhãn mác chỉ rõ xuất xứ hay thương hiệu… Đặc biệt, chính sách về lâm sản ngoài gỗ thiếu đồng bộ, bất cập; thiếu cơ quan đầu mối để quản lý lâm sản ngoài gỗ. 

Trong bối cảnh nêu trên, các nhà quản lý và hoạch định chính sách tham dự Tọa đàm đều đồng thuận đề xuất một số giải pháp gỡ vướng cho lâm sản ngoài gỗ như: khẩn trương điều tra hiện trạng, quy hoạch phát triển lâm sản ngoài gỗ; nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng các nguồn giống lâm sản ngoài gỗ có chất lượng tốt; hoàn thiện quy trình thâm canh gây trồng thâm canh, khai thác và chế biến theo định hướng phát triển thị trường… Đặc biệt, Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lâm sản ngoài gỗ; ưu tiên vốn sự nghiệp kinh tế cho điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên lâm sản ngoài gỗ để làm cơ sở theo dõi, quản lý và gây trồng, phát triển lâm sản ngoài gỗ; ưu tiên vốn tài trợ quốc tế cho các dự án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Th.S. Nguyễn Đức Tố Lưu, Trưởng phòng Quản trị Tài nguyên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) trình bày về “Nghiên cứu chuỗi giá trị Thảo quả” tại Tọa đàm.
Th.S. Nguyễn Đức Tố Lưu, Trưởng phòng Quản trị Tài nguyên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) trình bày về “Nghiên cứu chuỗi giá trị Thảo quả” tại Tọa đàm.

Tham dự Tọa đàm với vai trò đơn vị đóng góp báo cáo, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Th.S. Nguyễn Đức Tố Lưu đã trình bày về “Nghiên cứu chuỗi giá trị Thảo quả” nhằm đề cập đến hiện trạng, cơ hội, thách thức cùng một vài khuyến nghị trong việc gây trồng và kinh doanh Thảo quả – một trong những loại lâm sản ngoài gỗ quan trọng của Việt Nam và hiện đang được xuất sang nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á. Ông Nguyễn Đức Tố Lưu cho rằng cần phải kết hợp tổng thể các giải pháp về gây trồng, thu hoạch – chế biến và tiếp cận thị trường thì Thảo quả mới có vị thế và chỗ đứng tốt hơn, nói cách khác, cần đầu tư cho việc nghiên cứu chọn giống; quy hoạch cây trồng; áp dụng các biện pháp chế biến hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường; phát triển các tổ chức Hội gây trồng, kinh doanh ở cấp xã; mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại một số quốc gia ưa chuộng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Hồng Ngọc

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia