Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế mở, Việt Nam đã và đang duy trì tốc độ phát triển nhanh so với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển khác trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng là những thách thức phát triển đi kèm, như suy thoái môi trường và đa dạng sinh học, xung đột trong quản lý tài nguyên, khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu, khoảng cách giàu nghèo, đặc biệt giữa các nhóm dân tộc thiểu số với nhóm đa số ngày càng lớn. Bên cạnh đó, nhiều dự án phát triển và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu vẫn chưa hiệu quả.

Khi yêu cầu phát triển bền vững đang ngày càng lớn, sinh thái nhân văn (STNV) là một cách tiếp cận có khả năng mang lại những điều chỉnh và vận dụng hiệu quả, phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại. Là môn khoa học nghiên cứu quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống, từ những năm 1980, nghiên cứu STNV đã được ứng dụng tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu hệ thống tự nhiên, môi trường và xã hội. STNV nêu lên những giá trị đạo đức, nghĩa vụ tôn trọng thiên nhiên, quan tâm đến chia sẻ công bằng lợi ích và chi phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng, giữa người giàu và người nghèo, giữa thế hệ chúng ta và thế hệ mai sau, nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững.

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: PanNature)

Nhằm thảo luận các ưu-nhược của nghiên cứu STNV và đề xuất hướng phát triển trong thời gian tới, ngày 13/01/2017 tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Tropenbos và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học: Sinh thái nhân văn và Phát triển bền vững – Một số vấn đề từ lý luận và thực tiễn. Hội thảo có sự tham gia thảo luận của đại diện nhiều đơn vị nghiên cứu – đào tạo khoa học lớn tại Việt Nam như Viện Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Viện dân tộc học, Đại học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các chuyên gia độc lập về đất đai, đa dạng sinh học, lâm nghiệp, nông nghiệp, tri thức bản địa và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Bà Phan Thị Anh Đào, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu – IMHEN giới thiệu chung về Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn và các ứng dụng tại Việt Nam. (Ảnh: PanNature)

Tại Hội thảo, bên cạnh những giới thiệu tổng quan về nghiên cứu STNV tại Việt Nam từ Đại học Quốc gia Hà Nội, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có cơ hội thảo luận bàn tròn về những cách nhìn nhận, phương pháp tiếp cận SNTV từ lý thuyết cho đến thực tiễn. Thách thức lớn nhất theo nhận định của GS Nguyễn Hoàng Trí nằm ở tư duy tách biệt vấn đề Con người ra khỏi các vấn đề Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Môi trường…. trong khi phát triển bền vững yêu cầu tư duy hệ thống, đặt con người trong mối quan hệ với thiên nhiên. Đã từng có một thời gian dài các nhà khoa học đã ăn ở cùng các dân tộc để nghiên cứu, ghi chép về đời sống của họ, thế nhưng lại bỏ qua những tác động của thể chế chính sách. Chính vì vậy, thay vì cách tiếp cận từ trên xuống trước đây, ngày nay cách tiếp cận từ dưới lên, dựa vào cộng đồng địa phương đã dần được áp dụng phổ biến, không chỉ trong các dự án của các tổ chức môi trường mà cả các hoạt động từ phía nhà nước.

Giáo sư Lê Trọng Cúc và các chuyên gia hàng đầu về sinh thái nhân văn thảo luận bàn tròn. (Ảnh: PanNature)

Các trường hợp nghiên cứu điểm cũng được chia sẻ trong hội thảo, như chia sẻ vềchuyển đổi rừng ở Việt Nam của ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc PanNature, trường hợp nghiên cứu về vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Bắc Cạn từ NCS. Cao Trường Sơn (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và những biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở vùng ven TP. Sơn La.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó GĐ PanNature, chia sẻ về vấn đề Chuyển đổi rừng tại Việt Nam. (Ảnh: PanNature)

Hội thảo được coi là sự kiện khoa học đầu tiên về STNV tại Việt nam, giúp tổng quan về nghiên cứu STNV, tiềm năng áp dụng cách tiếp cận sinh thái nhân văn trong các hoạt động, dự án hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời mở ra ý tưởng thành lập Mạng lưới STNV tại Việt Nam.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia