Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Việt Nam hiện là nước sản xuất cao su thiên nhiên thứ ba trên thếgiới và cao su cũng là nông sản có giá trị xuất khẩu thứ năm, sau cà phê, gạo, hạt điều và rau quả, đóng góp 1,67 tỷ USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2016. Diện tích trồng cao su của Việt Nam đã mở rộng nhanh trong những năm 2005 – 2014, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Lào và Campuchia. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam đã có 976.400 ha cao su tại Việt Nam, khoảng 60.000 ha ở Lào và ở Campuchia là khoảng 100.000 ha. Không thể phủ nhận những đóng góp của ngành cao su đối với sự phát triển kinh tế, tuy nhiên đây cũng là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro môi trường – xã hội do cần quỹ đất lớn cũng như số lượng lớn lao động.

Nhằm hỗ trợ cho Hiệp hội Cao su Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành cao su nhận diện được những rủi ro và yêu cầu liên quan đến vấn đề môi trường – xã hội, tiến tới xây dựng những tiêu chí lồng ghép yếu tố môi trường – xã hội trong Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”, ngày 31/03/2017, Trung tâm  Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Hiệp Hội Cao su Việt Nam (VRA) tổ chức Hội thảo tập huấn “Giảm thiểu rủi ro môi trường – xã hội cho Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cao su trong tiểu vùng Mê Kông” với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Oxfam Việt Nam và Quỹ Đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF).

Hội thảo  nhằm giúp VRA và các nhà đầu tư nhận diện được những rủi ro và yêu cầu liên quan đến đảm bảo an toàn môi trường-xã hội trong đầu tư phát triển cao su trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; hợp tác xây dựng tiêu chí lồng ghép môi trường-xã hội cho nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam. Hội thảo sẽ tiếp tục góp ý hoàn thiện, lập kế hoạch thí điểm áp dụng “Hướng dẫn tự nguyện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp” – là bộ tài liệu do nhóm kỹ thuật VCCI, Oxfam và PanNature cùng nhóm Doanh nghiệp tiên phong đầu tư ở tiểu vùng Mekong đã phối hợp soạn thảo.

Hơn 30 đại biểu đại diện cho 12 doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân) là các nhà đầu tư trồng, phát triển cao su ở Lào và Campuchia đã tham dự Hội thảo. 

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam phát biểu khai mạc. (Ảnh: PanNature)
Ông Nguyễn Việt Dũng, PGĐ PanNature, giới thiệu chương trình hội thảo-tập huấn. (Ảnh: PanNature)
Các đại biểu doanh nghiệp hào hứng với màn khởi động và làm quen trước khi thảo luận chuyên môn. (Ảnh: PanNature)
Bà Nguyễn Hoàng Phượng, PanNature, chuyên gia kỹ thuật Nhóm xây dựng Hướng dẫn tự nguyện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp. (Ảnh: PanNature)
TS. Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn phát triển thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam trình bày về Tổng quan yêu cầu phát triển bền vững đối với ngành cao su thế giới và Việt Nam. (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: PanNature)

Tài liệu Hội thảo tập huấn:

Chương trình Hội thảo tập huấn

Tổng quan yêu cầu phát triển bền vững đối với ngành cao su thế giới và Việt Nam: Bài trình bày; Tham luận.
TS. Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng Ban Tư vấn PTNCS, Hiệp hội Cao su Việt Nam

Giảm thiểu rủi ro môi trường – xã hội: Hướng dẫn tự nguyện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp
Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Report Innitiative – GRI): Báo cáo phát triển bền vững
Ông Nguyễn Viết Thịnh – Tư vấn độc lập

Một số chuẩn mực có liên quan khi đầu tư ra ngước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp
Ông Nguyễn Viết Thịnh – Tư vấn độc lập

Sản xuất đường ở Cam-pu-chia: một nghiên cứu điển hình về thu hồi đất
Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia