Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) ra mắt báo cáo: “Lựa chọn bảo tồn trước sức ép phát triển: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà”.

Là quần thể rừng, biển nằm ngay trong nội thành thành phố Đà Nẵng, một điểm đến nổi tiếng của du khách trong nước và quốc tế ở miền Trung Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là nơi hội tụ của vị trí địa lý trọng yếu, tiềm năng lớn cho đầu tư và phát triển du lịch, và bảo tồn thiên nhiên. Bán đảo Sơn Trà cũng là nơi cư ngụ của gần 300 cá thể Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), một trong những loài linh trưởng quý hiếm, được tôn vinh là “nữ hoàng linh trưởng” và có giá trị bảo tồn toàn cầu.

Tuy nhiên, sống trên một khu vực rừng bị cô lập và thường bị con người tác động, quần thể linh trưởng quý hiếm này đang bị đe dọa biến mất do sinh cảnh sống có nguy cơ bị thu hẹp bởi sự hiện diện của con người và hoạt động khai thác, phát triển ngày càng nhiều. Diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà đã bị suy giảm, và hiện chỉ còn 2.591,1 ha, trong khi có đến 17 dự án đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng đã được cấp phép thực hiện với diện tích hơn 1.000 ha trên bán đảo vốn là nơi sinh sống của quần thể voọc này.

Vài năm gần đây, các tổ chức và chuyên gia bảo tồn linh trưởng của Việt Nam và quốc tế đã nỗ lực lên tiếng, đối thoại với chính quyền địa phương, triển khai các hoạt động nghiên cứu, giám sát với hi vọng sẽ bảo tồn được nơi ở và đời sống hoang dã của quần thể “nữ hoàng” linh trưởng này.

Kế thừa kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), báo cáo “Lựa chọn bảo tồn trước sức ép phát triển: Trường hợp Voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà” ghi nhận mối quan tâm và ủng hộ bước đầu của chính quyền địa phương về nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học trên bán đảo Sơn Trà.

Báo cáo nhấn mạnh biện pháp cần thiết và cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được một cơ chế hợp tác đa bên giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp (nhà đầu tư), hiệp hội với các tổ chức bảo tồn, nhà khoa học và cộng đồng dân cư để cùng cam kết, chung tay hành động có trách nhiệm, bảo tồn bền vững tính nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên của bán đảo Sơn Trà cho thế hệ tương lai. Triển vọng này phụ thuộc rất lớn vào sự cân nhắc và quyết định của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc lựa chọn mục tiêu quy hoạch và kế hoạch bảo tồn, phát triển bán đảo Sơn Trà lâu dài và bền vững, theo cách không hoặc ít phải đánh đổi nhất giữa lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và di sản thiên nhiên của cộng đồng.

Đọc trực tuyến báo cáo:

 

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia