Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 30/5 /2017, Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC), Hội Chủ rừng Việt Nam (VIFORA), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo số 5 của Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi về công nhận, kế thừa và phát huy tri thức bản địa và luật tục như một chiến lược quản lý rừng bền vững tại Hà Nội. Mục tiêu của hội thảo là nhằm góp ý cho bản dự thảo số 5 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) sửa đổi cũng như cung cấp thông tin đầu vào cho các đại biểu Quốc hội và các cơ quan ban ngành có liên quan trước khi bản dự thảo này được thảo luận ở tổ vào chiều thứ tư, ngày 07/06/2017 và thảo luận ở hội trường vào sáng thứ hai, ngày 19/06/2017 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV. 

Hình ảnh tại Hội thảo 30/5 (Ảnh: Recoftc)
Hình ảnh tại hội thảo 30/5 (Ảnh: Recoftc)

Dựa trên kết quả thảo luận tại Hội thảo, nhóm các tổ chức tổ chức Hội thảo đã gửi Bản kiến nghị góp ý cho Dự thảo số 5 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Vụ Nông nghiệp Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương Đảng; Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Vụ Pháp chế Thanh tra, Tổng cục Lâm nghiệp Tổ thường trực xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng sửa đổi và đề nghị được xem xét đưa vào Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi với những nội dung cụ thể bao gồm:

  1. Cộng đồng dân cư được sở hữu rừng và cần được đảm bảo có quyền  bình đẳng như những chủ rừng khác.
  2. Thừa nhận và phát huy tri thức truyền thống và luật tục của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cần được coi là nguyên tắc và điều kiện cần thiết 2 trong phát triển rừng bền vững.
  3. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng sửa đổi cần đưa nội dung không phân biệt, đặc biệt là ưu tiên khuyến khích đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững.
  4. Loại hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý, “…là một hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã bị thay đổi một phần, trong đó chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái và văn hóa địa phương, được người bản địa và cộng đồng địa phương tự nguyện bảo tồn bằng luật tục hoặc bằng các giải pháp quản lý hiệu quả” (IUCN, 2004) cần được công nhận và phân định rõ là một phân loại trong hệ thống rừng đặc dụng.

Tham khảo: Toàn văn Bản kiến nghị; Báo cáo Bảo hộ quyền của hộ gia đình và cộng đồng đối với rừng tự nhiên

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia