Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Chiều 30/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học Đa dạng sinh học và phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam.

TS. Phạm Anh Cường, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường cho biết, Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. ĐDSH ở Việt Nam mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng… nhất là tạo nên các cảnh quan thiên nhiên đẹp cho ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt tình trạng suy thoái về môi trường, suy giảm hệ sinh thái ảnh hưởng sức thu hút của ngành du lịch.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho rằng, mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tiêu thụ động, thực vật hoang dã đang là nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo

Theo GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban quốc gia chương trình cong người và sinh quyển (MAB Việt Nam) cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ÐDSH biển do có những hoạt động khai thác phá vỡ các sinh cảnh biển như việc chuyển đổi đất rừng, các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, đô thị hóa, phát triển du lịch đã và đang làm mất hay phá vỡ các hệ sinh thái, nơi cư trú và các sinh cảnh tự nhiên. Chất lượng nước biển của nước ta đang xuống cấp do các khu chăn nuôi ở cửa sông, ven biển xả rác thải, thức ăn ôi thiu khiến môi trường bị ô nhiễm. Nhiều thành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý đổ thẳng ra môi trường, là nguyên nhân đe dọa tới ÐDSH…

Việt Nam có chiều dài hơn 3.260 km đường biển, với 125 bãi tắm lớn, nhỏ; khoảng 2.273 đảo ven bờ; 44 vũng, vịnh nhỏ với các hệ sinh thái phong phú (rừng trên cạn, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển…) phân bố từ bắc chí nam. Do vậy, du lịch được đánh giá là có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Tuy nhiên, hoạt động du lịch không bền vững sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, ÐDSH như lượng nước thải, rác thải không được thu gom, xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng các hệ sinh thái. Nhiều khách sạn, nhà hàng, đường sá được xây dựng thiếu quy hoạch trong các khu bảo tồn, hoặc chuyển đổi chức năng của các phân khu bảo tồn để phục vụ mục đích du lịch đã và đang gây chia cắt sinh cảnh, suy giảm chất lượng các hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển; gây tác động xấu tới nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng khả năng di chuyển, kiếm mồi, sinh sản,… của chúng.

Trong nhiều năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đạt được một số kết quả đáng khích lệ như diện tích và chất lượng hệ sinh thái rừng trên cạn tăng; có thêm các khu bảo tồn được công nhận danh hiệu quốc tế; ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ kịp thời… tuy nhiên, thực trạng suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang diễn ra nghiêm trọng, đòi hỏi phải có các giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả. Theo đó, 3 nhóm giải pháp chính được TS. Phạm Anh Cường đề xuất cải thiện tình hình là tăng cường công tác quản lý về bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường thực hiện các công cụ tài chính mới cho bảo tồn đa dạng sinh học; và xã hội hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Nguồn: Tạp chí LangViet Online

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia