Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Sau một loạt cuộc họp với các cơ quan và Bộ ngành từ Quốc hội; Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tới Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương; Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư trong thời gian từ 27 tới 29/6 và hai sự kiện: Tọa đàmChuyển đổi năng lượng: Những xu hướng mới trong lĩnh vực năng lượng khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và tác động đối với Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) (tối ngày 29/6) và Hội thảo “Quy hoạch tổng thể sử dụng nước – năng lượng tại Hạ nguồn sông Mê Kông” (ngày 30/6), nhóm Sáng kiến Kết nối Mê Kông đã đưa ra một loạt các kết luận và khuyến nghị về bối cảnh năng lượng khu vực Mê Kông cũng như những việc Việt Nam cần làm để đảm bảo phát triển năng lượng bền vững:

1. Việt Nam có thể và nên đóng vai trò chủ động hơn nữa trong vấn đề phát triển thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông

  • Trong quan hệ quốc tế, từ xưa đến nay, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự chủ tuyệt đối của các quốc gia và rất hạn chế việc can thiệp vào hoạt động nội bộ của các quốc gia láng giếng.
  • Tại Việt Nam, đa số tin rằng Lào đa ở vị trí ưu thế hơn trong phát triển thủy điện ở thượng nguồn và có thể không cần quan tâm đến các quan ngại của Việt Nam.
  • Cách tiếp cận hiện tại của Việt Nam với vấn đề này còn khá thụ động và mang tính phòng vệ; Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược hợp tác hiệu quả với Lào trong phát triển năng lượng.

2.      Vẫn chưa quá muộn để thay đổi tình hình

  • Lào hiện tại không có một quy hoạch phát triển thủy điện, cũng như không có một mục tiêu về doanh thu và sản lượng điện cần sản xuất; việc phát triển thủy điện ở Lào gần như hoàn toàn bị chi phối bởi các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Các hợp đồng xây dựng đập thủy điện tại Lào càng ngày càng ít dần bởi: Thái Lan có thể sẽ không mua điện từ Lào nữa do họ có thể mua từ Myanmar, nơi có tiềm năng phát triển thủy điện cao gấp năm lần Lào; Trung Quốc đang dư thừa năng lực sản xuất điện và đang tìm kiếm khảnăng xuất khẩu điện; Campuchia là một thị trường tương đối nhỏ và đã có khả năng tự cung cấp 80% nhu cầu điện của mình.
  • Vẫn chưa quá muộn: chỉ dưới một phần ba của 140 đập đang, sẽ và dự kiến xây dựng ở Lào sẽ thực sự được xây dựng vào thời điểm 2020.
  • Quan điểm được đưa ra bàn thảo ở đây không phải là yêu cầu Lào chấm dứt xây dựng đập mà quan trọng là cân nhắc kỹ lưỡng nên xây đập nào.

3. Mặc dù dự báo nhu cầu điện năng sẽ tăng gấp ba lần đền năm 2030, Quy hoạch Phát triển Điện VII của Việt Nam mới chỉ dự kiến nhập khẩu dưới 1% thủy điện từ Lào

  • QHĐ VII phản ánh quan niệm truyền thống cho rằng an ninh năng lượng đồng nghĩa với độc lập về năng lượng.
  • Tuy nhiên độc lập về năng lượng là điều không thể: Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng ròng từ năm 2015, và sẽ phải lựa chọn giữa nhập khẩu thủy điện của Lào và/hoặc than từ Indonesia hoặc Australia.
  • So với việc nhập khẩu than thì việc mua bán điện với Lào sẽ giúp giảm chi phí và bền vững hơn trước các khủng hoảng về khí hậu và chính trị có thể xảy ra trong tương lai

4.      Với việc tăng đáng kể việc mua bán điện từ Lào (ví dụ, đến mức tương đương với Thái Lan đang mua), Việt Nam có thể

  • Đưa ra các điều kiện để đảm bảo các đập thủy điện có nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không được xây dựng.
  • Giảm sự phụ thuộc vào than và giúp cả Việt Nam và Lào thực hiện cam kết Paris như được nêu trong báo cáo “Đóng góp Dự kiến do Quốc gia tự Quyết định” (Intended Nationally Determined Contributions -INDCs) của hai nước này

5.      Giá các loại năng lượng tái tạo đã giảm rất nhanh chóng và trở nên cạnh tranh hơn so với thủy điện và than (các loại năng lượng đang có chi phí ngày càng đắt đỏ hơn) và giảm nhanh hơn cả dự kiến trong Quy hoạch Điện VII

  • Năng lượng tái tạo có thể giúp giảm thiểu số lượng đập cần phải xây dựng.
  • Năng lượng tái tạo (trong mùa khô) và thủy điện (trong mùa mưa) có thể bổ sung cho nhau.
  • Năng lượng tái tạo trong các thời kỳ có cầu thấp có thể bổ sung cho thủy điện trong các thời kỳ có nhu cầu cao vì trong những thời kỳ có cầu thấp, năng lượng tái tạo có thể giúp bơm nước lên thượng nguồn để tăng lượng nước giữ trong các hồ chứa.
  • Mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo chính có thể hỗ trợ phát triển ngành sản xuất năng lượng tái tạo vốn rất mạnh của Việt Nam (việc sản xuất trong nước có thể sẽ phát triển nhanh chóng khi chính phủ tăng giá năng lượng tái tạo gần tới mức giá thương mại).

6.      Thử nghiệm và kiểm tra các công cụ hiện có để tối ưu hóa các tác động tới kinh tế, môi trường và xã hội của thủy điện

  • Áp dụng các công cụ này sẽ có thể tận dụng được năng lực mô hình hóa không gian và thủy văn rất mạnh của Việt Nam.
  • Tuy nhiên, hiện chưa có thể chế hoặc khung quy hoạch nào đủ mạnh để thực hiện được việc quy hoạch thủy điện cấp khu vực; Ủy hội Mê Kông chưa đủ năng lực để thực hiện việc này.
  • Vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của Việt Nam trong quy hoạch thủy điện cấp khu vực, vì thế rất cần thiết

7.      Vấn đề Mê Kông cũng quan trọng như vấn đề Biển Đông trong an ninh quốc gia và cần sự quan tâm và hành động ở tất cả các cấp bao gồm chính phủ, Quốc hội, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu.

  • Cần có sự tham gia rộng rãi dựa trên các mặt ngoại giao và ngành kinh tế để thay đổi quan niệm về phát triển thủy điện ở Lào và Campuchia.
  • Sự tham gia của các doanh nghiệp là chìa khóa chính bởi vì họ vừa là người gây ra tác động (như Hoàng Anh Gia Lai đầu tư xây thủy điện giá rẻ trên sông Sekong) và cũng là giải pháp (như các công ty đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam).

8.      Các bước tiếp theo

  • Chỉ định đầu mối liên lạc tại mỗi bộ ngành.
  • Quyết định bộ giữ vai trò điều phối và hình thành nhóm công tác liên bộ.
  • Các đối tác của Kết nối Mê Kông sẽ làm việc trực tiếp với chính phủ Lào.

9. Hợp tác cấp khu vực trong việc sử dụng các dòng sông quốc tế là một mục tiêu chiến lược của chính phủ Mỹ

  • Hợp tác trong sử dụng, quản lý và phát triển hiệu quả, bền vững các nguồn nước xuyên biên giới là một vấn đề được nêu trong tuyên bố chung của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump vào tháng 5 năm 2017.
  • Các cơ quan của chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện một chiến lược mới.
  • Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam sẽ phải đưa ra đề xuất về các hỗ trợ cần thiết cho Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kết nối Lưu vực Mê Công: Việt Nam (Tiếng Việt, Tiếng Anh)
Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, & Courtney Weatherby, Chuyên viên Nghiên cứu Phân tích Đông Nam Á, Trung tâm Stimson

Thủy điện theo thiết kế (Tiếng Việt, Tiếng Anh)
TS Eloise Kendy, Cán bộ Nghiên cứu Cao cấp về Nước ngọt, The Nature Conservancy

Quy hoạch cho một tương lai bền vững về năng lượng (Tiếng Việt, Tiếng Anh)
Nkiruka (Nikky) Avila, Nhóm Năng lượng và Tài nguyên, Phòng Thí nghiệm Năng lượng tái tạo và phù hợp (RAEL), Đại học California-Berkeley

Chuyển đổi năng lượng: Những xu hướng mới trong lĩnh vực năng lượng khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Bản tóm tắt tiếng Việt, Bản gốc tiếng Anh)
Brian Eyler & Courtney Weatherby, Trung tâm Stimson


Nhóm Sáng kiến Kết nối Mê Công bao gồm Trung tâm Stimson, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế  (IUCN), The Nature Conservancy và Đại học California, Berkeley.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia