Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Dựa trên tổng quát năm vấn đề được đánh giá bao gồm nước và điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe, nông nghiệp, đa dạng sinh học và môi trường sống, Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI) năm 2016 của Trường Đại học Yale đánh giá Việt Nam xếp hạng thứ 131 trong 180 quốc gia có số liệu phân tích. Riêng đối với chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 170. Có thể hiểu rằng, đất nước chúng ta nằm trong số những quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị Việt Nam là từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, các cơ sở công nghiệp nội đô, sinh hoạt của dân cư, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành. Hiện trạng ô nhiễm không khí được đánh giá là có xu hướng gia tăng ở quy mô và mức độ khác nhau ở hầu hết các đô thị ở nước ta.

Ở các khu vực nông thôn và miền núi, mật độ dân số thấp hơn, mức độ phát triển công nghiệp không lớn như ở đô thị nên nhìn chung ít bị áp lực của ô nhiễm không khí hơn. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương có sự hiện diện của các cơ sở chế biến, công nghiệp như khoáng sản, nhiệt điện, xi măng, hóa chất… tác động từ ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng cũng không hề nhỏ. Trong khi đó, với xu hướng chuyển dịch các cơ sở công nghiệp ra khỏi đô thị, các khu vực vùng vành đai và nông thôn sẽ là nơi gánh chịu tác động của ô nhiễm nếu việc quản lý môi trường không được thực hiện và giám sát chặt chẽ. Xu hướng phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước cũng góp thêm vào sức ép lên chất lượng không khí ở phạm vi rộng lớn hơn, không chỉ ở các khu vực đô thị. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào chất ô nhiễm và quá trình lan truyền, ONKK có thể mang tính chất cục bộ, tại chỗ hoặc tác động lên cả vùng, quốc gia, khu vực hoặc thậm chí ảnh hưởng toàn cầu. 

Là một nước đã chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực trạng phát thải các chất ô nhiễm vào không khí gia tăng như hiện nay càng khiến Việt Nam chịu nhiều rủi ro về môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Trong khi đó, các giải pháp về mặt chính sách trong khuôn khổ hệ thống luật pháp môi trường hiện tại đang không thể đáp ứng được các thách thức này.

Một số tác giả trong Bản tin Chính sách kỳ này đã nêu kiến nghị cần có một bộ luật riêng để có đủ không gian về mặt chính sách cho vấn đề ô nhiễm không khí. Đây cũng là xu hướng mà nhiều quốc gia phát triển đã áp dụng, thậm chí từ khá lâu, như Đạo luật Không khí sạch của Vương quốc Anh (1956), Đạo luật Không khí sạch Hoa Kỳ (1963)… Các giải pháp về chính sách cần có sự tham gia của giới khoa học với vai trò dẫn dắt nhằm: (i) cung cấp những hiểu biết chuyên môn về tác động từ các hoạt động của con người gây ra các sự cố, biến cố môi trường có ảnh hưởng lên sức khỏe; (ii) ứng dụng công nghệ, xây dựng các mạng lưới giám sát chất lượng không khí phù hợp nhằm hỗ trợ các quyết định về mặt chính sách kiểm soát phát thải và tăng cường kiến thức khoa học về ô nhiễm không khí.

Quý độc giả có thể tải bản tin TẠI ĐÂY (PDF) hoặc đọc trực tuyến bên dưới: 

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia