Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 11/10/2017, tại Hà Nội, Liên minh Khoáng sản đã tổ chức cuộc họp với các tổ chức thành viên Liên minh Khoáng sản. Với mục tiêu nhằm thống nhất triển khai các hoạt động của năm 2017-2018 và xây dựng Chiến lược hoạt động cho 5 năm tới.

Tham dự cuộc họp Liên minh Khoáng sản có: Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), đại diện Cơ quan điều phối Liên minh Khoáng sản (chủ trì Hội nghị); Ông Phạm Quang Tú, đại diện tổ chức Oxfam tại Hà Nội; các Chuyên gia độc lập, Điều phối viên, Cán bộ trực tiếp phụ trách, Cán bộ truyền thông thuộc Liên minh Khoáng sản; và một số đại biểu đại diện cho các tổ chức trong Liên minh Khoáng sản như Trung tâm Hội nhập và Phát triển (CDI); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam; Diễn đàn báo chí Việt Nam (VFEJ); Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận.

Mục tiêu hoạt động của Liên minh Khoáng sản nhằm: Quản trị hiệu quả tài nguyên khoáng sản và giảm thiểu các tác động về môi trường và xã hội của ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam, cụ thể: Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị tài nguyên khoáng sản; giảm thiểu các tác động đến môi trường và xã hội của ngành công nghiệp khai khoáng; nâng cao năng lực cho các thành viên liên minh về các vấn đề truyền thông; giám sát công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

Chương trình hỗ trợ của Oxfam đối với Liên minh Khoáng sản năm 2016-2017 nhằm mục đích “Tăng cường minh bạch và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội, từ đó thúc đẩy quản trị tốt hơn ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tại Việt Nam”, gồm các hoạt động cụ thể: Đánh giá thực tiễn thực thi và mức độ đáp ứng của Luật Khoáng sản năm 2010 so với các quy định theo thông lệ quốc tế; Thúc đẩy và hỗ trợ thực thi sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (EITI) ở Việt Nam; Tăng cường giám sát thực thi chính sách bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Thái Nguyên; Vận động xây dựng chính sách phí bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường minh bạch và chia sẻ công bằng nguồn lợi từ khai thác tài nguyên khoáng sản tại cơ sở; Các hoạt động báo chí, truyền thông điền dã báo chí về Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường giám sát thực thi chính sách bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Thái Nguyên, đã có các sản phẩm đầu ra của dự án tại Hà Giang là: Xuất bản Báo cáo nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến môi trường, xã hội và dân sinh, tình hình chấp hành thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại địa bàn 2 xã thuộc 2 huyện Quản Bạ và Yên Minh, tỉnh Hà Giang, tình hình công khai minh bạch và chia sẻ lợi nhuận nguồn thu từ khai thác khoáng sản, cùng với đề xuất kiến nghị với chính quyền các cấp đã góp phần chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu và tăng cường năng lực giám sát đối với việc thực thi chính sách bảo vệ môi trường cho các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư địa phương tại 2 xã (Mậu Duệ, huyện Yên Minh và Quyết Tiến, huyện Quản Bạ) trong vùng hoạt động khai thác khoáng sản. Tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về thúc đẩy giám sát cộng đồng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản với sự tham gia của đại diện một số sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, các tổ chức Hội thành viên của Liên hiệp hội Hà Giang, đại diện UBND 2 huyện, các phòng ban chức năng của 2 huyện Yên Minh và Quản Bạ, đại diện UBND 2 xã Mậu Duệ (Yên Minh), Quyết Tiến (Quản Bạ), đại diện cộng đồng dân cư thôn Pắc Luy, xã Mậu Duệ nơi chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản, đại diện 2 doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ), xã Mậu Duệ (huyện Yên Minh) và một số chuyên gia, cán bộ nghiên cứu chính sách của Hội Địa chất Kinh tế – Việt Nam, PanNature, đại biểu đại diện Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình và Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả dự án đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác vận động thực thi chính sách bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại cơ sở, các cấp chính quyền đã nhận thức và quan tâm hơn đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp chấp hành thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với cộng đồng dân cư nơi khai thác khoáng sản nghiêm túc hơn. Cùng với những quy định của Chính phủ và kết quả thực hiện phản biện chính sách và vận động chính sách của Liên hiệp hội Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo cho Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Giang xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 02 Nghị quyết quy định về mức thu, quản lý và phân bổ sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nhà nước hiện hành (Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 căn cứ theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP và Nghị quyết số 71/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 căn cứ theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản).

Tại Hội nghị này, Liên minh Khoáng sản cũng đã thảo luận một số nội dung trong công tác điều phối, việc kết nối giữa các thành viên trong Liên minh và xây dựng các chiến lược hoạt động của Liên minh cho 5 năm tới bao gồm các lĩnh vực hoạt động như: Dự án tăng cường minh bạch và toàn diện trong ngành khoáng sản Việt Nam; Dự án chống trốn, tránh thuế và tăng thu ngân sách thông qua công khai minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) và cải thiện chính sách tài chính trong lĩnh vực khoáng sản; Dự án thúc đẩy công khai minh bạch và công bằng trong chia sẻ nguồn thu từ khai thác khoáng sản ở cấp địa phương tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Quảng Trị; Dự án tăng cường sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức thành viên Liên minh Khoáng sản về quản trị và phát triển.

Nguồn: Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Hà Giang

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia