Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công

Trước các tác động bất lợi tiềm tàng trên diện rộng tới môi trường, kinh tế – xã hội tại các quốc gia ven sông, đặc biệt là quan ngại về tác động của bậc thang thủy điện dòng chính tới Campuchia và Việt Nam ở Châu thổ Mê Công, Chính phủ Việt Nam với sự tham gia của Chính phủ Lào và Campuchia đã đề xuất tiến hành Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công (còn gọi là Nghiên cứu về vùng Châu thổ sông Mê Công, viết tắt là MDS).

Đây là công trình nghiên cứu tác động tổng hợp của bậc thang thủy điện dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công tới các hệ thống môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội trên các vùng thuộc Châu thổ Mê Công của Việt Nam và Campuchia.

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chính là đánh giá các biến động lên chế độ dòng chảy của việc xây dựng và vận hành bậc thang thủy điện dòng chính, và tác động do các thay đổi đó tới môi trường tự nhiên và con người ở Châu thổ Mê Công của Campuchia và Việt Nam. Các mục tiêu khác gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường, kinh tế, xã hội ở Hạ lưu vực sông Mê Công; đánh giá định lượng tác động lên các lĩnh vực và tiến tới đạt được sự đồng thuận về kết quả đánh giá tác động và các khuyến nghị về các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thông qua các hoạt động tham vấn rộng rãi với các bên liên quan.

Sông Mê Công trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: PanNature

Nghiên cứu đánh giá các tác động tổng hợp của toàn bộ 11 dự án thủy điện dòng chính và các tác động một số tổ hợp của các dự án thủy điện đó (các phương án phát triển thủy điện). Theo đó, Nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động từ các biến động do các công trình thủy điện dòng chính cùng gây ra (về chế độ dòng chảy và ngập lũ, phù sa bùn cát và dinh dưỡng, xâm nhập mặn, và các đập ngăn trên sông) lên sáu lĩnh vực có liên quan là: thủy sản, đa dạng sinh học, giao thông thủy, nông nghiệp, sinh kế và kinh tế. Các tác động cũng được xem xét và dự báo trong mối quan hệ liên ngành và được tổng hợp theo các cấp độ kinh tế vùng và quốc gia. Nghiên cứu cũng đã tiến hành bổ sung hai kịch bản để xem xét thêm các tác động tăng lên do các công trình thủy điện dòng nhánh và chuyển nước ra ngoài lưu vực. Hơn nữa, bốn phương án phát triển thủy điện cũng được đánh giá nhằm xác định mức độ giảm thiểu tác động khi xây dựng một số dự án thủy điện nhất định.

Theo Nghiên cứu, bậc thang thủy điện dòng chính sẽ gây các tác động bất lợi rất nghiêm trọng tới Châu thổ Mê Công do các tác động đồng thời của ảnh hưởng do rào cản trên sông, sụt giảm lượng phù sa bùn cát và dinh dưỡng, và gia tăng xâm nhập mặn. Sản lượng đánh bắt cá giảm khoảng 50% và khoảng 10% tổng số loài cá trong vùng sẽ mất. Hiện tượng một lượng lớn phù sa bùn cát lắng đọng trong các hồ chứa sẽ làm giảm khả năng phục hồi của đồng bằng, và làm cho đồng bằng trở nên dễ bị tổn thương trước các hiện tượng nước biển dâng, gia tăng xâm nhập mặn, gia tăng xói lở vùng ven biển. Sụt giảm lượng chất dinh dưỡng lắng đọng theo phù sa bùn cát sẽ làm giảm rất lớn năng suất sinh học của toàn đồng bằng. Đối với Châu thổ Mê Công, an ninh lương thực, sức khỏe và kinh tế của người dân địa phương gắn chặt với sự toàn vẹn của môi trường tự nhiên xung quanh. Phát triển thủy điện dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công, chưa tính có các biện pháp phòng tránh, có thể gây ra các tổn thất lâu dài và không thể phục hồi được đối với vùng đồng bằng ngập lũ và môi trường thủy sinh, và cũng làm suy giảm mạnh các điều kiện kinh tế xã hội của hàng triệu người dân trong vùng và tạo ra các gánh nặng về kinh tế xã hội lên các nền kinh tế địa phương và vùng. Bằng việc nhìn nhận Đồng bằng châu thổ sông Mê Công như là một hệ thống tài nguyên duy nhất và là di sản tầm quốc gia và quốc tế, bậc thang thủy điện dòng chính cũng sẽ làm thay đổi hoàn toàn và vĩnh viễn hệ thống thiên nhiên này dẫn tới tình trạng suy thoái tất cả các giá trị hiện có của Châu thổ.

Mời Quý vị tham khảo nội dung chi tiết Nghiên cứu

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia