Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Nghiên cứu về kiến thức truyền thống trong quản lý rừng của cộng đồng tại Vân Hồ, Sơn La

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ nghiên cứu tại hiện trường Đợt 1 do Trung tâm Con người và Thiên Nhiên tổ chức, học viên Nguyễn Phương Anh (Chương trình Thạc sĩ Khoa học Quản trị Môi trường – Đại học Freiburg, Đức) đã thực hiện nghiên cứu “Kiến thức sinh thái truyền thống trong quản lý rừng cộng đồng tại Vân Hồ, Sơn La, Việt Nam.”

Được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và định hướng về chuyên môn từ Trung tâm Con người và Thiên Nhiên (PanNature), Phương Anh tập trung tìm hiểu kiến thức của cộng đồng dân bản H’Mông tại bản Pa Cốp và cộng đồng người Thái tại bản Nà An và bản Thín Vân Hồ, Sơn La về tài nguyên rừng và kinh nghiệm quản lý rừng trên địa bàn, từ đó phân tích về khả năng áp dụng mô hình quản lý rừng cộng đồng.

Phương Anh trong cuộc họp thu thập ý kiến của cộng đồng
Phương Anh phỏng vấn người dân

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy người dân hiểu rõ về đặc điểm tự nhiên của môi trường xung quanh, những loài động thực vật đặc trưng, và cách thức khai thác, sử dụng những nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, dù có ý thức về giá trị của rừng và việc bảo vệ rừng, cộng đồng nơi đây lại không có một hệ thống quản lý chặt chẽ và độc lập của riêng mình. Từ đánh giá này, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện sự tham gia của người dân trong mô hình quản lý này nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý rừng tại khu vực như:

    • Tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn vào khâu đánh giá trữ lượng tài nguyên rừng; tập huấn cho người dân cách nhận biết được các lô rừng, các nhóm gỗ, cách phân loại rừng theo điều kiện lập địa và loại cây để người dân có thể tham gia cùng kiểm lâm trong khâu đánh giá trữ lượng.
    • Có biện pháp bảo tồn, duy trì kiến thức truyền thống như sử dụng kiến thức về gỗ của người dân trong công tác đánh giá tài nguyên, ghi chép về kiến thức cây thuốc, và kết hợp kinh nghiệm truyền thống của người dân trong canh tác nông nghiệp.
    • Nghiên cứu phát triển thêm các ngành nghề để hỗ trợ người dân về thu nhập đồng thời giảm thời gian nông nhàn và tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ trong thời gian nhàn rỗi không phải làm nương.

Dưới đây là bản tóm tắt nghiên cứu của Phương Anh, mời Quý độc giả đọc trực tuyến hoặc tải tài liệu tại đây.

 

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia