Ngày 30/8, tại Hà Nội, Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFT), Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm: “Bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT): Triển vọng và ý nghĩa chính sách”.
Tọa đàm được tổ chức với mục tiêu:
- (i) Xác định các vấn đề giới và xã hội liên quan đến Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT-VPA) cần được giải quyết.
- (ii) Xác định các hoạt động qua đó các vấn đề giới và xã hội trong VPA-FLEGT của Việt Nam đã (và có thể) được giải quyết.
- (iii) Xác định cơ hội, thách thức và cách thức để lồng ghép nhiều hơn các hoạt động giải quyết các vấn đề giới và xã hội trong FLEGT VPA.
Tham dự tọa đàm có khoảng 25 đại biểu gồm đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu, đại diện Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam và các tổ chức quan tâm.
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếng nói của các tổ chức ngoài công lập nhằm cải thiện quản trị rừng ở khu vực Mê Kông” (V4MK) do Liên minh Châu Âu tài trợ và được RECOFTC, WWF và PanNature phối hợp thực hiện tại Việt Nam.
Tài liệu hội thảo
Tăng cường tiếng nói của các bên tham gia ngoài nhà nước để cải thiện quản trị rừng khu vực Mê Kông
Ông Etienne Delatrre (RECOFTC) – Điều phối viên câp khu vực Dự án V4MK
Giới thiệu về giới và các khía cạnh của giới trong quản trị rừng
TS. Kalpana Giri, Cán bộ Chương trình cao cấp – Công bằng Xã hội và Giới, RECOFTC/V4MF
Hiệp định VPA- FLEGT giữa Việt Nam và EU: Cập nhật tiến trình và mối liên hệ về giới
Bà Nguyễn Tường Vân – Tổng cục Lâm nghiệp
Kinh nghiệm và mối liên hệ về giới trong VPA-FLEGT
Đại diện EU – FAO
Kinh nghiệm của các tổ chức xã hội dân sự trong VPA-FLEGT: Đánh giá tác động sinh kế
Đại diện Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD)
Một số hình ảnh tại Hội thảo