Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Cuộc họp đối tác Chương trình Liên minh Sinh kế Xanh

Sau cuộc họp giữa kỳ được tổ chức vào tháng 9, năm 2018, ngày 4-5/3/2019 vừa qua tại cố đô Huế,  Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã có buổi họp với các đối tác trong khuôn khổ Chương trình Liên minh Sinh kế Xanh (Green Livelihood Alliance – GLA). 

Cuộc họp do Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) chủ trì, với sự tham gia của các đối tác chương trình GLA tại Việt Nam, bao gồm Tropenbos Việt Nam, PanNature, và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (VietNature). Cuộc họp cũng có sự tham dự của đại diện tổ chức Tropenbos quốc tế và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc Tế(IUCN) Hà Lan, các đơn vị tài trợ chương trình.

Bà Đỗ Hải Linh, đại diện PanNature trình bày tại cuộc họp

Đây là dịp để các bên xem xét tình hình và bối cảnh mới, chia sẻ kinh nghiệm triển khai và rà soát kết quả năm 2018 cũng như thảo luận kế hoạch dự án trong các năm tới nhằm thúc đẩy quản trị toàn diện và bền vững các cảnh quan rừng tại Việt Nam. 

Thảo luận trong phiên họp

Chương trình GLA do Bộ Ngoại giao Hà Lan tài trợ, được triển khai tại 9 nước và 16 cảnh quan thuộc khu vực châu Á và châu Phi, trong thời gian từ 2016-2020. Khác với các chương trình/dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp khác, chương trình GLA xem toàn bộ cảnh quan là một thể thống nhất với sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm các yếu tố rừng, tài nguyên thiên nhiên, chủ rừng và các bên sử dụng tài nguyên, các công ty và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, các nhà máy thủy điện, và cả các bên liên quan nhưng nằm ngoài lưu vực như các doanh nghiệp thu mua gỗ và nguyên liệu gỗ, hay các công ty tài chính, ngân hàng có liên quan tới hoạt động đầu tư trong lưu vực.

Chương trình GLA toàn cầu tập trung vào quản trị toàn diện và bền vững các cảnh quan rừng, góp phần bảo vệ các loại tài nguyên như nước sạch, đất đai, khí hậu và đa dạng sinh học. Để đạt được mục tiêu này, các cảnh quan sẽ xây dựng Lý thuyết thay đổi (Theory of Change – ToC) dựa trên những điều kiện hiện tại, những thay đổi mà các bên trong cảnh quan mong muốn đạt được trong tương lai, từ đó xây dựng và điều chỉnh các hoạt động trong thời gian triển khai chương trình GLA tại các cảnh quan.

Tại Việt Nam, chương trình GLA tập trung vào cảnh quan rừng lưu vực sông Srepok, tập trung tại khu vực thượng nguồn thuộc hai huyện Lak và Krong Bông, tỉnh Đắk Lắk.

 

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia