Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Phía sau nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam

“Phía sau nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam” là chủ đề Hội thảo tập huấn do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức trong 2 ngày 21-22/5/2019.

Trước thực trạng nạn buôn bán động vật hoang dã tiếp tục diễn ra theo chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng, PanNature tổ chức chương trình Hội thảo tập huấn Phía sau nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam dành cho phóng viên báo chí.

Chương trình diễn ra trong hai ngày 21-22/5/2019 với mục tiêu chia sẻ thông tin và trao đổi với các nhà báo về thực trạng, nguyên nhân cốt lõi của nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) hiện nay; trao đổi kinh nghiệm tác nghiệp giữa các nhà báo và chuyên gia; và mở rộng mạng lưới nhà báo quan tâm và có kỹ năng điều tra về chủ đề buôn bán động vật hoang dã.

Chia sẻ tại tập huấn, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature cho rằng: Trước đây đã có rất nhiều đơn vị tổ chức tập huấn về bảo vệ ĐVHD, tuy nhiên, chúng tôi tổ chức hội thảo tập huấn này với mong muốn chia sẻ với các anh chị thực trạng và nguyên nhân cốt lõi vì sao có nhiều nỗ lực bảo vệ ĐVHD cả hơn chục năm rồi nhưng hoạt động này vẫn diễn ra tràn lan và ngày một tinh vi hơn. Đặc biệt, Việt Nam từ điểm trung chuyển từ Lào, Campuchia để vận chuyển sang Trung Quốc giờ cũng trở thành thị trường tiêu thụ sừng tê, ngà voi lớn trên thị trường thế giới.

Chương trình do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tài trợ, dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển cùng Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức.

Tài liệu hội thảo

Vì sao nạn buôn bán ĐVHD ở Việt Nam không có dấu hiệu giảm nhẹ?
Ông Trịnh Lê Nguyên, PanNature

Buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã tại Việt Nam
Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc CITES Việt Nam

Một số thách thức trong thực thi pháp luật phòng chống buôn bán ĐVHD – Nhà báo có thể song hành cùng các cơ quan thực thi pháp luật như thế nào?
Bà Trần Thị Kim Thanh – Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05)

Vì sao phải bảo vệ ĐVHD?
Nguyễn Văn Thái – Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động vật hoang dã (SVW)

Xử lý vi phạm về động vật hoang dã: dễ hay khó
Bà Bùi Thị Hà – Phó giám đốcTrung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Buôn bán các mẫu voi, tê giác và tê tê: thực trạng và xu thế
Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc CITES Việt Nam

Tham nhũng và mâu thuẫn lợi ích trong thực thi pháp luật phòng chống buôn bán ĐVHD – Cách thức báo chí khai thác vấn đề nhạy cảm
Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS)

Trang trại gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam: Bảo tồn hay tiếp tay buôn bán ĐVHD – cách thức báo chí có thể giám sát
Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động vật hoang dã (SVW)

Kỹ năng phát hiện đề tài, nguồn tin, xây dựng mạng lưới hỗ trợ và hợp tác trong nước – quốc tế
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng  – Báo Lao Động

Một số hình ảnh của sự kiện

Thăm quan Trung tâm Cứu hộ Sóc Sơn

Anh Lương Xuân Hồng – Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Sóc Sơn chia sẻ về hoạt động cứu hộ của trung tâm cũng như những khó khăn trong thực tế với các nhà báo
Một phóng viên chụp ảnh hổ rất gần
Các phóng viên thăm quan chuồng hổ từ trên cao
Đàn hổ nhìn từ trên cao

Hoạt động tập huấn

Bà Trần Thị Kim Thanh – Đại diện Cục Cảnh sát Môi trường trình bày tại Hội thảo
TS. Vương Tiến Mạnh – Phó giám đốc Cites Việt Nam trình bày tại Hội thảo
Ông Nguyễn Văn Thái – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn ĐVHD Việt Nam (SWV) trình bày tại Hội thảo
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – Báo Lao Động – chia sẻ tại Hội thảo

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia