Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Tương lai rừng cộng đồng ở Việt Nam: Định hình và kiến nghị chính sách

Quản lý rừng cộng đồng đã được chứng minh là một trong những phương thức quản lý rừng hiệu quả, hài hoà giữa quyền hưởng dụng rừng, tôn trọng giá trị truyền thống của cộng đồng địa phương đi kèm với các lợi ích sinh thái, bảo tồn rừng. Phương thức này cũng gắn liền với quá trình chuyển dịch từ phương thức quản lý tập trung nhà nước sang quản trị với sự tham gia của nhiều bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, các mô hình rừng cộng đồng vẫn còn một số bất cập thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một số diện tích rừng giao cho cộng đồng được đánh giá là các diện tích rừng nghèo kiệt, xa khu dân cư, người dân thiếu động lực tham gia trong bối cảnh thiếu đất sản xuất hay xung đột với các loại hình sử dụng đất khác. Điều này đã và đang đặt các diện tích rừng này trước những rủi ro bị lấn chiếm, khai thác và chuyển đổi. Địa vị pháp lý không rõ ràng, cơ chế hưởng lợi không hấp dẫn, cách tiếp cận xây dựng mô hình chưa phù hợp truyền thống, văn hoá với đi kèm với những khó khăn trong năng lực tự tổ chức quản lý rừng v.v… được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Thực tiễn thí điểm và vận hành các mô hình rừng cộng đồng trong hai thập kỷ qua đặt ra nhiều câu hỏi và cần được thảo luận một cách kỹ lưỡng. Trong bối cảnh mới, phạm trù “rừng cộng đồng” cần được định hình như thế nào? Cần có các chính sách cụ thể nào để hỗ trợ hệ thống rừng cộng đồng thực sự phát triển, đặc biệt đảm bảo cộng đồng sẽ là những người chủ rừng được hưởng lợi thực sự từ rừng? Làm sao để có thể tổ chức quản lý rừng cộng đồng một cách hệ thống và hiệu quả, vừa phù hợp với bối cảnh địa phương nhưng đồng thời tôn trọng, gìn giữ được các thiết chế, văn hoá truyền thống tốt của cộng đồng? Từ bối cảnh hiện nay, các bên liên quan, như cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phát triển và tổ chức cộng đồng sẽ cần phải làm gì để tiếp tục thúc đẩy sự tham gia thực chất của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống rừng do cộng đồng quản lý một cách hiệu quả, công bằng và bền vững trong tương lai.

Với bối cảnh đó, ngày 9/1/2010, tại Hà Nội,  Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Hội chủ rừng Việt Nam và Trung tâm Vì Con người và Rừng (RECOFT) tổ chức Hội thảo này nhằm chia sẻ những bài học thực tiễn và thảo luận việc định hình lại rừng cộng đồng nhằm kiến nghị xây dựng các chính sách phù hợp trong bối cảnh mới.

Tài liệu Hội thảo

Chương trình Hội thảo

Phần I: Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng – 20 năm nhìn lại?

Rừng cộng đồng Việt Nam sau 20 năm: Bài học và những vấn đề đặt ra
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Hội chủ rừng Việt Nam

Giao rừng cộng đồng khu vực Tây Nguyên
Ts. Trần Ngọc Thanh, Sở NN&PTNT Đăk Lăk

Giao rừng cộng đồng khu vực miền Trung
Ts. Trần Nam Thắng, Trường Đại học Nông lâm Huế

Hiệu quả quản lý rừng tín ngưỡng cộng đồng và bảo vệ nguồn nước khu vực miền núi phía Bắc
Ông Phan Đình Nhã, CIRUM

Phần II: Quản lý rừng cộng đồng trong bối cảnh mới

Từ chính sách quốc gia đến quy định địa phương: Trường hợp quy chế quản lý rừng cộng đồng Thừa Thiên Huế
Ông Võ Văn Dự, Hội chủ rừng Phát triển Bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế

Khu bảo tồn cộng đồng (ICCA): Kinh nghiệm quốc tế và bài học Việt Nam
Ông Hoàng Xuân Thuỷ, PanNature

Sử dụng nguồn tài chính PFES đầu tư cho rừng cộng đồng: Trường hợp ở Thường Xuân, Thanh Hóa
Bà Đặng Thúy Nga, Chương trình Rừng và Đồng bằng VFD

Phục hồi rừng cộng đồng: Trường hợp dự án Liên Minh Sinh kế Xanh
Ông Đàm Việt Bắc, PanNature

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia