Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
Nui rung Viet Nam
  • Comments Off on PanNature góp ý Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn mới

Đáp ứng yêu cầu của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý cho dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) vừa qua đã gửi đến Ban soạn thảo Tổng cục Lâm nghiệp bản góp ý chi tiết cho dự thảo Chiến lược. 

Tại bản góp ý , PanNature kiến nghị, quan điểm “rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất” cần được cụ thể hóa thành hai mục tiêu chính của ngành lâm nghiệp: mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp. Theo đó, với mỗi mục tiêu sẽ có các chiến lược, hành động phù hợp. Mục tiêu bảo tồn thiên nhiên dành cho đối tượng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Còn mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp dành cho đối tượng rừng sản xuất.

PanNature cũng cho rằng cần xem xét và áp dụng cách tiếp cận toàn diện hơn, xuất phát từ hiện trạng thực của ngành lâm nghiệp và áp dụng các phương pháp khoa học công nghệ để có nguồn cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, trước khi xác định các phương hướng, mục tiêu cụ thể và giải pháp chiến lược cho ngành. Xem xét và áp dụng cách tiếp cận cảnh quan, đa ngành và liên kết xuyên suốt các cấp (địa phương, tỉnh, vùng sinh thái, quốc gia và quốc tế).

Bên cạnh đó, việc phát triển bền vững lâm nghiệp không thể tách rời khỏi bối cảnh quốc gia, quốc tế và các xu hướng phát triển trong giai đoạn mới. Do đó, các nội dung: (i) phân tích, đánh giá bối cảnh và dự báo phát triển, như xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và xu hướng quản trị lâm nghiệp, thị trường và sử dụng lâm sản thế giới; (ii) Tính đa dạng và đặc thù của từng địa phương, nhất là các yếu tố lịch sử, đặc điểm các nhóm dân cư, dân tộc thiểu số và tập quán sử dụng tài nguyên rừng cũng cần được lồng ghép khi định hình quan điểm, định hướng phát triển của ngành trong báo cáo thuyết minh và phụ lục của Quyết định phê duyệt Chiến lược.

Đặc biệt, với những tác động nghiêm trọng của thiên tai trong thời gian gần đây, cần thiết phải nhấn mạnh vai trò quyết định trong chống lũ lụt, xói mòn, hạn hán, điều hòa khí hậu của rừng tự nhiên. Theo đó, cần ưu tiên, tăng cường đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nhằm duy trì và nâng cao các giá trị sinh thái môi trường

Về mục tiêu tổng quát, PanNature đề xuất bổ sung và làm rõ các nguyên tắc phát triển lâm nghiệp bền vững trong mục tiêu tổng quát để  phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh ngành lâm nghiệp hội nhập ngày càng sâu rộng, đảm bảo tính hệ thống và nhất quán với tầm nhìn từ quốc tế, quốc gia và địa phương; làm cơ sở để xây dựng, thiết kế các mục tiêu, phương hướng, giải pháp trong dự thảo Chiến lược. Các nguyên tắc này cũng cần hướng đến việc phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam mang tầm nhìn dài hạn, quản trị hiệu quả và bền vững, giữ vững các cam kết mạnh mẽ của Nhà nước, đồng thời thúc đẩy sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các thành phần kinh tế và lực lượng xã hội trong quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. PanNature cũng có đóng góp cụ thể cho từng mục tiêu cụ thể, bao gồm mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế. 

Đối với các điểm đột phá của Chiến lược, Dự thảo Chiến lược đã nêu rõ 3 điểm đột phá trong 10 năm tới của ngành lâm nghiệp. Trong đó PanNature nhận định điểm đáng chú ý là điểm 2 – đảm bảo chức năng bảo tồn và phòng hộ của rừng đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Về điểm này, PanNature đã đưa ra một số góp ý cụ tể về các giải pháp và lộ trình phù hợp để đạt được các mục tiêu. Đơn cử, để đảm bảo ổn định lâm phần quốc gia, cần các định hướng, giải pháp cụ thể, chặt chẽ hơn đối với chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là rừng tự nhiên. Theo đó, cần tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền và đầu tư cho các chủ rừng tổ chức (Ban quản lý rừng) để họ có thể chủ động trong việc thực hiện hiệu quả các kế hoạch lâm nghiệp nhà nước giao phó. Đồng thời, để giảm thiểu rủi ro từ phân cấp nhà nước, cần hoàn thiện thể chế để tăng cường trách nhiệm và chế tài quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT trong thẩm quyền thẩm định, quyết định, giám sát các đề xuất, hoạt động liên quan đến giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các địa phương.

Bên cạnh đó, bản góp ý của PanNature cũng đề cập đến các kiến nghị cụ thể về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thực hiện Chiến lược này. 

Mời xem toàn văn Bản góp ý TẠI ĐÂY

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia