Nguyễn Việt Dũng Trịnh Lê Nguyên Hoàng Xuân Thủy Nguyễn Danh Tĩnh Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), 2007 Thay đổi hành vi con người và bảo tồn có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là một trong số những thách thức lớn nhất cho triển vọng phát triển bền vững trong thế giới ngày nay. Cuộc sống của nhân loại không thể tách rời khỏi quá trình khai thác, sử dụng và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên để sinh sống và duy trì hoạt động tái sản xuất. Tuy nhiên, dưới sức ép của đói nghèo và dân số ngày càng tăng nhanh thì tài nguyên thiên nhiên cũng đang tiếp tục bị khai thác quá mức, trở nên bị suy thoái và khó có khả năng phục hồi. Mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên của con người dường như đã, đang và sẽ vượt quá “khả năng đáp ứng” của các hệ sinh thái như rừng tự nhiên, biển, đất ngập nước,… và hậu quả là sẽ tiêu diệt hoặc làm sụp đổ các hệ sinh thái đó (Smith, 1995), và có thể sẽ dẫn đến những cuộc khủng hoảng cho chính con người (Matarasso et al., 2003). Những dẫn chứng gần đây về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam (và nhiều quốc gia, vùng khác) như tần suất và cường độ của lũ lụt ngày càng cao, triều cường dâng gây úng ngập vùng duyên hải hay sự phát tán của các nguồn bệnh đã gây ra những thiệt hại to lớn về nhân mạng, kinh tế, xã hội và môi trường. Cháy rừng, độ che phủ rừng suy giảm, hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển bị chặt phá, ô nhiễm không khí được xem là một trong số các nguyên nhân của các thảm họa thiên nhiên nói trên. Bảo tồn bền vững tài nguyên nhiên nhiên và đa dạng sinh học là sự cần thiết hiển nhiên cho việc duy trì đời sống con người. Smith (1995) đã khẳng định rằng vấn đề cốt lõi chính là hành vi của con người để xã hội có thể thay đổi và tạo dựng tương lai bền vững. Con người có khả năng nhận thức được những thiệt hại và thảm họa môi trường mà chính mình đang tạo ra, vì vậy làm thế nào để có thể tác động hiệu quả nhất đến hành vi của con người trở nên có ích đối với môi trường hơn (?). Để trả lời được câu hỏi này cần phải có hiểu biết đầy đủ về bản chất của hành vi con người, cách thức hình thành các hành vi đó, và các nhân tố tác động đến hành vi của con người. Trên thực tế, đây là những khía cạnh hết sức phức tạp, và có lẽ khó có được sự hiểu biết đầy đủ về động cơ hành vi của con người (Byers, 1996), tuy nhiên xác định được những hiểu biết cơ bản là rất cần thiết cho lập kế hoạch đưa ra các can thiệp hiệu quả nhằm tác động hành vi của con người. Download bài viết đầy đủ (PDF, 216KB)
Tìm kiếm
Chủ đề hoạt động
Biến đổi khí hậu Báo chí - Truyền thông Bản tin chính sách Bảo tồn thiên nhiên Chi trả dịch vụ môi trường Chính sách Công nghiệp khai thác Cộng đồng Diễn đàn Tài nguyên Mê Kông EITI FLEGT Giáo dục môi trường Giảm nghèo Khoáng sản Khu bảo tồn Khu công nghiệp Kiến thức bản địa Liên Minh Khoáng Sản Luật môi trường Lâm nghiệp Lưu vực sông Mê Kông Nguồn nước Ngân hàng - Tài chính Nâng cao nhận thức Nâng cao năng lực Năng lượng Phát triển bền vững Quản trị tài nguyên thiên nhiên REDD Sinh kế bền vững Thuế môi trường Thương mại gỗ Thủy điện Tranh chấp môi trường Tài nguyên đất đai Tình nguyện môi trường Tư pháp môi trường Tội phạm môi trường Ô nhiễm môi trường Đa dạng sinh học Đánh giá tác động môi trường Đầu tư phát triển Đồng quản lý Động vật hoang dã