Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 27/12/2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển phối hợp cùng Diễn đàn nhà báo Môi trường đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường trong hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam: Các lỗ hổng chính sách, vấn đề minh bạch thông tin và các tác động đối với cộng đồng ” với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Quỹ Châu Á. 

Đổi mới năm 1986 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bùng nổ của các ngành kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến là lĩnh vực đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng và có những đóng góp rất tích cực cho kinh tế xã hội trong hai thập kỷ qua. Theo số liệu thống kê năm 2012, công nghiệp chế biến đóng góp 17,39% tổng GDP quốc gia. Để phục vụ hoạt động sản xuất, số lượng các khu công nghiệp (KCN) gia tăng nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 289 KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Ngoài ra, các cụm công nghiệp (CCN) cũng được hình thành theo cấp số nhân, đến cuối năm 2012 cả nước đã có 878 CCN.

Có thể nói, việc thành lập các KCN-CCN là xu hướng tất yếu để quản lý tập trung hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, công tác quy hoạch và quản lý các KCN – CCN ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Theo một nghiên cứu gần đây, có một số nhóm lợi ích gắn liền với sự phát triển của các KCN – CCN gồm chính quyền các cấp, nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp thuê đất, người lao động và người dân. Những nhóm lợi ích trên có những mối quan tâm khác nhau liên quan đến KCN-CCN. Điều này gây ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý và đôi khi dẫn đến những xung đột. Ngoài ra, hiện nay việc phân quyền quản lý cho các bên liên quan chưa thực sự rõ ràng; dẫn đến sự chồng chéo, những lỗ hổng cũng như khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường các KCN.

Một phần do những lý do trên, trong những năm qua, có quá nhiều các KCN-CCN đã được thành lập mặc dù tỷ lệ điền đầy trong các khu đang hoạt động còn khá thấp. Thực trạng này không chỉ gây lãng phí đất đai mà còn tạo ra các hệ lụy cho sinh kế người dân. Bên cạnh đó, công tác BVMT đối với các KCN-CCN còn rất lỏng lẻo. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường tại các KCN-CCN diễn ra khá phổ biến và hết sức nghiêm trọng ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cộng đồng và sinh kế của những người dân nghèo trực vốn tiếp phụ thuộc các nguồn tài nguyên như đất và nước. Mặc dù công cụ chính sách Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được ban hành nhằm sàng lọc những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên thực tế, sau quá trình thẩm định ĐTM, một số dự án đầu tư trong KCN – CCN có trình độ công nghệ lạc hậu vẫn được chấp thuận đưa vào sản xuất, gây ô nhiễm môi trường kéo dài và rất khó giải quyết.

Thực trạng trên đặt ra những câu hỏi về tính hiệu quả của các công cụ quản lý cũng như sự minh bạch trong công tác bảo vệ môi trường. Cộng đồng địa phương là đối tượng ảnh hưởng nặng nề nhất do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên hiện nay gần như chưa có cơ chế nào cho sự tham gia của cộng đồng trong các dự án trong đầu tư trong KCN. Theo quy định hiện hành, cộng đồng địa phương chỉ được tham vấn trong quá thành lập KCN. Và thực tiễn thực hiện tham vấn cũng còn tồn tại nhiều vấn đề. Đối các dự án trong KCN, chủ đầu tư không phải thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra trong trường hợp xảy ra các sự cố môi trường ở giai đoạn hoạt động, cộng đồng dân cư cũng rất khó có thể tiếp cận với các doanh nghiệp đầu tư trong KCN.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Chiên)
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Chiên)

Trong thời gian qua, Quỹ Châu Á (TAF), PanNature và VFEJ đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ báo chí khai thác chủ đề BVMT và ĐTM, nhằm góp phần tăng cường minh bạch thông tin các dự án phát triển và đóng góp cho quá trình sửa đổi Luật BVMT 2005 và Hội thảo này tiếp nối các hoạt động đã có nhằm chia sẻ một số kết quả điền dã báo chí, tạo diễn đàn mở để các bên liên quan cùng thảo luận về các bất cập trong chính sách bảo vệ môi trường nói chung và đánh giá tác tác động môi trường nói riêng.

Chương trình Hội thảo

Biên bản Hội thảo

Các bài trình bày:

Tình hình thành lập các khu công nghiệp ở Việt Nam: Các bất cập trong công tác quy hoạch và chính sách quản lý
GS. Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các dự án công nghiệp và tác động đối với cộng đồng (chia sẻ từ các chuyến điền dã báo chí tại Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ)
Ông Hoàng Văn Chiên, PanNature

Các lỗ hổng chính sách và bất cập trong việc thực hiện ĐTM tại các KCNCCN ở Việt Nam
TS. Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường

Các thách thức trong công tác tư pháp môi trường ở Việt Nam và khuyến nghị sửa đổi chính sách
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Đoàn Luật sư TP.HCM

Vai trò của minh bạch thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT
ThS. Trần Thanh Thủy, PanNature

Các khó khăn và bài học kinh nghiệm trong điều tra báo chí về chủ đề BVMT và ĐTM các dự án phát triển
Nhà báo Trần Trung Thanh – Báo Pháp luật TP.HCM

Các bất cập trong chính sách thực hiện ĐMC – ĐTM và một số góp ý cho quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường 2005
TS. Lê Trình

Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý môi trường các khu công nghiệp và các gợi ý cho Việt Nam.
TS. Nguyễn Bình Giang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia