Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon rừng (REDD+) và Tăng cường Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) là hai sáng kiến quốc tế mới Việt Nam đang tham gia. Việt Nam bắt đầu tiếp nhận hỗ trợ quốc tế để thực hiện chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ từ năm 2009 và chính thức bắt đầu đàm phán với Liên minh Châu Âu (EU) về Hiệp định đối tác tự nguyện về Chương trình hành động Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) từ năm 2010. Hai sáng kiến này được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy quản trị tốt hơn ngành lâm nghiệp, đồng thời gia tăng các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam.

Cơ chế thực thi REDD+ và VPA/FLEGT đều yêu cầu có sự tham gia tích cực và hiệu quả của nhiều bên liên quan. Với REDD+, Bộ NN và PTNT đã thành lập Mạng lưới REDD+ quốc gia và các tiểu nhóm kỹ thuật (STWG) để tham mưu, hỗ trợ cho tiến trình thực hiện các sáng kiến về REDD+ tại Việt Nam. Với VPA/FLEGT, một Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) cũng được hình thành nhằm tác động và đóng góp vào tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và EU. Các mạng lưới này đã và đang có những đóng góp nhất định cho phát triển REDD+ và/hoặc VPA/FLEGT.

Ảnh: PanNature

Từ tháng 11/2013 đến tháng 02/2014, Tổ chức Forest Trends và Trung tâm Con người và Thiên nhiên đã phối hợp với thực hiện tham vấn và đánh giá lại cơ cấu, thể chế và hiệu quả hoạt động của Mạng lưới REDD+ quốc gia và Mạng lưới VNGO-FLEGT trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các bên có trách nhiệm xem xét và điều chỉnh hoạt động mạng lưới nhằm tham gia và hỗ trợ tốt hơn cho tiến trình thực hiện REDD+ và VPA/FLEGT ở Việt Nam.

Với mục tiêu chia sẻ kết quả nghiên cứu nói trên và thảo luận về tăng cường hiệu quả hoạt động của các mạng lưới, ngày 12/03/ 2014, Tổ chức Forest Trends phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả các mạng lưới REDD+ và FLEGT tại Việt Nam”.

TÀI LIỆU HỘI THẢO

Dự thảo báo cáo tiếng Việt của nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả các mạng lưới REDD+ và FLEGT tại Việt Nam” (Bản thảo dùng thu nhận góp ý, đề nghị không sử dụng thông tin trong báo cáo này cho bất kỳ mục đích nào khác) – Th.s Nguyễn Việt Dũng – Phó giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và TS. Nguyễn Vinh Quang – Cán bộ nghiên cứu Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ)

Giới thiệu kết quả nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả các mạng lưới REDD+ và FLEGT tại Việt Nam”
TS. Nguyễn Vinh Quang – Cán bộ nghiên cứu, Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ)

Đánh giá  hiệu quả mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ (VNGO-FLEGT)
Th.s Nguyễn Việt Dũng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Kết quả nghiên cứu hiệu quả của mạng lưới REDD+ – Kết luận và khuyến nghị
TS. Nguyễn Vinh Quang – Cán bộ nghiên cứu, Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ)

Xác định cơ hội kết nối mạng lưới REDD+ quốc gia và VNGO-FLEGT
Th.s Nguyễn Việt Dũng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia