Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Trong hai ngày 23 và 24/09, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức Chương trình tập huấn “Tác động của thủy điện dòng chính sông Mê Kông: Tiếp cận quá trình thực hiện PNPCA”.

Mục đích của hội thảo tập huấn này là cung cấp thông tin về dự án thủy điện Don Sahong và tiến trình trình thực hiện PNPCA các tổ chức đại diện cho nhân dân, cộng đồng địa phương và cơ quan truyền thông; nâng cao hiểu biết và nhận thức về tác động tiềm tàng của phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông và xây dựng các hoạt động truyền thông nhằm truyền tải thông tin, thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng vào tiến trình PNPCA đối với dự án thủy điện này.

Mê Kông là một trong 12 con sông lớn nhất thế giới xét về cả chiều dài và lưu lượng chảy. Sông bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua các quốc gia Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở khu vực thượng nguồn, lòng sông nhỏ hẹp, nhiều thác ghềnh và có tiềm năng lớn về thủy điện. Tại Phnom Phenh (Campuchia), dòng chính sông Mê Kông phân tách thành hai nhánh, đi qua các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) và đổ ra Biển Đông. Sông Mê Kông có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy, nhiều hoạt động kinh tế khác và duy trì an ninh môi trường đối với từng quốc gia ven sông và cả khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.

Các nguồn lợi từ sông Mê Kông là nền tảng cho đời sống và sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương trong lưu vực nói chung và người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Tuy nhiên, các nguồn lợi này đang bị đe dọa bởi các hoạt động phát triển thiếu bền vững trong khu vực. Phía thượng nguồn dòng chính, Trung Quốc đã và đang và dự kiến xây dựng 8 đập thủy điện với quy mô công suất lớn. Ở hạ nguồn, 12 đập thủy điện bậc thang cũng đã được đưa vào quy hoạch xây dựng ở Lào và Campuchia. Theo nhiều đánh giá, việc xây dựng các đập thủy điện này sẽ có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, nguồn nước, phù sa và nguồn lợi thủy sản trong lưu vực.

Là dòng sông xuyên biên giới, bất kể hoạt động phát triển thiếu bền vững nào trên sông Mê Kông cũng đều có thể gây những tác động tiềm ẩn đến các quốc gia khác, nhất là các nước phía hạ nguồn như Việt Nam. Cũng vì lý do này, năm 1995, Việt Nam cùng Campuchia, Lào và Thái Lan đã thống nhất ký kết Hiệp định Mê Kông về Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông. Một nguyên tắc cơ bản của Hiệp định là các đề xuất phát triển trên dòng chính sông Mê Kông của các quốc gia thành viên phải được thông qua cơ chế tham vấn, thông báo trước và minh bạch thông tin. Cụ thể, các đề xuất dự án sử dụng nước dòng chính sông Mê Kông phải tuân thủ Thủ tục thông báo, Tham vấn và Thỏa thuận trước (PNPCA) trước khi ra quyết định.

Toàn cảnh buổi tập huấn (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh buổi tập huấn (Ảnh: PanNature)

Trong 12 đập thủy điện dòng chính đã được quy hoạch phía hạ nguồn, Lào đã tiến hành cho xây dựng thủy điện Xayaburi vào năm 2011 bất chấp sự không đồng thuận của các quốc gia láng giềng cũng như dư luận phản đối trong khu vực. Tháng 10/2013, Chính phủ Lào tiếp tục thông báo quyết định triển khai dự án thủy điện Don Sahong trên dòng chính sông Mê Kông thuộc tỉnh Champasak. Tại phiên họp của Ủy hội sông Mê Kông tại Thái Lan vào ngày 26 tháng 6 năm 2014, phía Lào đã tuyên bố sẽ tiến hành thực hiện tham vấn (PNPCA) đối với dự án thủy điện Don Sahong từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2014.

Việc xây dựng thủy điện Don Sahong được cảnh báo sẽ có tác động to lớn đến khu vực hạ nguồn của Campuchia và Việt Nam, đặc biệt là tác động đến nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh những tác động tiêu cực trực tiếp, dự án này sẽ có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng các đập thủy điện dòng chính hạ nguồn còn lại. Bởi vậy, việc đưa ý kiến của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi đập thủy điện Don Sahong vào quá trình thực hiện PNPCA là rất quan trọng, góp phần đưa ra quyết định phát triển bền vững và bảo vệ sinh kế cộng đồng bởi các bên có trách nhiệm liên quan.

Từ hội thảo này, PanNature hy vọng người dân ĐBSCL sẽ được cung cấp nhiều thông tin hơn về các tác động của xây dựng thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, để từ đó có nhận thức và có thể tham gia hiệu quả hơn vào quá trình thực thiện PNPCA đối với dự án thủy điện Don Sahong sắp tới.

Tham dự hội thảo có hơn 60 đại biểu đại diện cho Hội đồng Nhân dân, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc các địa phương khu vực ĐBSCL; một số nhà báo thường trú khu vực ĐBSCL, các đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện khu vực ĐBSCL và các chuyên gia về Mê Kông.

Tài liệu hội thảo:

Chương trình tập huấn

Tổng quan về lưu vực sông Mê Kông

PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ

Tổng quan về kế hoạch phát triển thủy điện dòng chính sông Mê Kông

PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ

 Kết quả Đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện dòng chính Mê Kông Đối với Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam

Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập, Trưởng nhóm Tư vấn Quốc gia về đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông

Hiệp định Mê Kông 1995 và Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận (PNPCA)

Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quá trình tham vấn PNPCA Dự án thủy điện Xayaburi

Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Thủy điện Mê Kông và Đập Don Sahong: Các tác động tiềm ẩn

Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập, Trưởng nhóm Tư vấn Quốc gia về đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông

Báo chí và chủ đề thủy điện dòng chính Mê Kông

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Các tài liệu liên quan khác

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia