Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy công tác bảo vệ môi trường (BVMT) chỉ đạt được hiệu quả khi dựa trên nguyên tắc tiếp cận quyền và đảm bảo sự tham gia trong suốt quá trình từ xây dựng, thực thi đến sửa đổi chính sách. Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển (1992) cũng đã nhấn mạnh “Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất khi có sự tham gia của tất cả các công dân quan tâm”. Điều này đã thể hiện vai trò quan trọng của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong BVMT, đặc biệt trong việc quản lý các dự án đầu tư có tác động tiêu cực đối với môi trường. Sự tham gia và giám sát của các tổ chức xã hội và cộng đồng không chỉ đóng góp thêm nguồn lực cho Nhà nước để thực hiện công tác BVMT mà còn giúp đạt được sự đồng thuận trong quá trình triển khai dự án đầu tư, hạn chế các tranh chấp và xung đột liên quan đến môi trường. 

Việt Nam đã dành nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống thể chế và chính sách để phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ 1990 đến nay, vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường còn rất mờ nhạt, một phần nguyên nhân do thiếu những cơ chế chính sách để thúc đẩy sự tham gia một cách hiệu quả. Điều này đã phần nào khiến công tác BVMT ở Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong muốn (Viện Nghiên cứu Quyền con người, 2012). Tuy nhiên, bảo vệ môi trường dựa trên nguyên tắc tham gia và tiếp cận quyền đang dần được nhìn nhận nghiêm túc hơn ở Việt Nam.

25042015_the che hoa quy trinh tham van

Năm 2013, Hiến pháp Việt Nam được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã có những nội dung đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, lần đầu tiên quyền con người đối với môi trường được ghi nhận trong Hiến pháp: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Tiếp đến, Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội thông qua vào ngày 23/6/2014 đã cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến quyền môi trường. Chương II của Luật BVMT 2014 đã quy định việc tham vấn trong xây dựng Quy hoạch BVMT và Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM). Chương XV cũng đã quy định cụ thể về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Chính trị – Xã hội, các tổ chức Xã hội – Nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong BVMT. Các quyền về tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin, tham gia giám sát thực thi chính sách – pháp luật và phản biện về bảo vệ môi trường đã được quy định tương đối rõ ràng.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là làm sao các nguyên tắc tiếp cận quyền trong BVMT đã được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam và Luật BVMT 2014 có thể đi vào thực tiễn. Trong bối cảnh Chính phủ đang xây dựng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực thi Luật BVMT 2014, bài viết này tổng hợp một số bài học kinh nghiệm liên quan đến đảm bảo sự tham gia trong quá trình thực hiện ĐTM và đưa những đề xuất chính sách để có thể tăng cường thể chế hóa các nguyên tắc tiếp cận quyền trong BVMT ở Việt Nam.

Ấn phẩm được xuất bản bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Quỹ Châu Á (The Asia Foundation). 

Mời quý vị đọc tài liệu trực tuyến tại đây:

 

Hoặc tải bản điện tử tại đây: File PDF (1.285 Mb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia