Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Thiệt hại nặng về mặt kinh tế và cả môi trường do mưa lũ ở Quảng Ninh vừa qua xuất phát từ việc thay đổi lớn về mặt địa mạo của tỉnh do hoạt động khai thác mỏ kéo dài trong nhiều năm.

Việc khai thác khoáng sản kéo dài trong nhiều năm ở Quảng Ninh, trong khi việc bảo vệ môi trường không được đảm bảo sẽ khiến môi trường phải trả giá về lâu dài… Đây là cảnh báo được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Quản lý khai thác than và rủi ro môi trường nhìn từ sự cố tại vùng mỏ Quảng Ninh”, do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức, chiều 10/8.

Sông suối bị ô nhiễm do hoạt động khai thác than. (Ảnh: Minh Đức)
Sông suối bị ô nhiễm do hoạt động khai thác than. (Ảnh: Minh Đức)

Hiểm họa với môi trường nước

Thạc sĩ Đỗ Thanh Bái – Hội Hóa học Việt Nam cho biết, thiệt hại nặng về mặt kinh tế và cả môi trường do mưa lũ ở Quảng Ninh vừa qua xuất phát từ việc thay đổi lớn về mặt địa mạo của tỉnh do hoạt động khai thác mỏ kéo dài trong nhiều năm. Việc thay đổi địa mạo khiến lũ bùn than khi đổ xuống gây ngập diện tích lớn về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

“Ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay ở Quảng Ninh. Than có hàm lượng lưu huỳnh lớn nên việc gây ô nhiễm nước không tránh khỏi. Ở một số nơi, nước thải chứa axit và các kim loại nặng như chì, kẽm, măng gan, thủy ngân… cũng sẽ bị hòa tan trong nước, ngấm vào đất, ăn vào nguồn nước của Vịnh Hạ Long gây thiệt hại về môi trường tự nhiên, cũng như nuôi trồng thủy sản. Ô nhiễm nguồn nước cũng làm thay đổi chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”, ông Bái cảnh báo.

Theo chuyên gia về tài nguyên nước, TS Đào Trọng Tứ – Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), kết quả cuộc nghiên cứu ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện Mạo Khê đến suối Gạo và tác động của chúng tới cộng đồng các xã Tràng An và Xuân Sơn, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) năm 2014 cho thấy: 

Trước khi nhà máy nhiệt điện được xây dựng, nguồn nước suối Gạo và sông Cầm trong sạch, hệ động vật thủy sinh rất phong phú. Các loại động vật thủy sinh thường được đánh bắt và sử dụng như cua, cáy, rươi, cá, tôm, ốc hến.

Tuy nhiên, kết quả quan trắc cho thấy, do tác  động của khai thác than, nguồn nước suối Gạo đến nay bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, hàm lượng sắt tổng số theo kết quả quan trắc vượt 1,2 lần so với giới hạn. Hàm lượng cadimin (kim loại được sử dụng trong công nghiệp luyện kim) vượt 3,2 lần so với giới hạn. 

Theo phản ánh, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp nào khắc phục hay giảm thiểu ô nhiễm liên quan đến nguồn nước nói trên.

Sớm quy hoạch lại các bãi thải than

Theo ông Bái, các bãi thải xỉ từ khai thác than, theo quy định, phải có các bờ bao, hệ thống cây xanh xung quanh để hạn chế ô nhiễm nhưng thực tế các bãi thải hiện nay không thực hiện được các quy định này. Đây là mối nguy hiểm tiềm ẩn đáng lưu ý gây sụt lở bãi thải.

“Cần có một đánh giá về tác động lâu dài đối với việc khai thác than cũng như xem xét lại việc quy hoạch phát triển đô thị cũng như các bãi thải xỉ ở Quảng Ninh” ông Bái cho biết.

TS Đào Trọng Hưng-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cảnh báo, bãi thải khu phường Hòa Khánh nay cao tới 300m dẫn đến việc Vịnh Hạ Long có nguy cơ thành cái chảo hứng các chất ô nhiễm. Đứng trên mặt khai trường mỏ than lộ thiên Than Núi Béo, Than Cọc Sáu có thể thấy vấn đề rất nguy hiểm.

Tất cả các luồng chảy đều dẫn ra Vịnh Hạ Long. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất quý giá, giúp ngăn chặn các chất thải độc từ các khai trường đổ xuống. Nhưng giờ toàn bộ khu rừng ngập mặn ở Hạ Long đã bị tàn phá.

 “Lo nhất là đa dạng sinh học ở Vịnh Hạ Long. Những độc tố do khai thác mỏ ngấm vào nước, chảy ra biển sẽ xóa sổ nhiều loại thủy sản. Đến nay, Ban quản lý Vịnh Hạ Long cũng chưa có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở  vịnh”, TS Hưng nói.

Theo TS Hưng, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngành than cần thay đổi phương thức đổ thải, phân tầng, cắt lớp, phủ xanh bãi thải. 

Vùng nhạy cảm như Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí cần giảm ngay khai thác lộ thiên. “Kinh phí cho môi trường 2% chi phí giá thành là quá ít so với mức 15%-19% mà nhiều quốc gia đang áp dụng.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là nhận thức thái độ, trách nhiệm với cộng đồng, trước hết thuộc về người trong cuộc, đặc biệt là ngành than”, ông Hưng nói.

Tại cuộc họp với EVN, TKV và PVN cuối tuần qua, đại diện Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương đề nghị ngành than trong thời gian tới sẽ xem xét lại việc đổ thải xỉ than ở khu vực Cẩm Phả, Mạo Khê, Uông Bí trong bối cảnh có nhiều mỏ lộ thiên lớn tập trung trong một khu vực. 

Hơn 1.500 vị trí, tuyến cấm hoạt động khoáng sản

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản phê duyệt 1.541 vị trí, tuyến với tổng diện tích 190.167,6 ha nằm trong khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, nhằm đảm bảo mục tiêu khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.      

 H.Thành

Nguồn: Tiền Phong Online

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia