Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang đi vào quỹ đạo chung của xu hướng phát triển toàn cầu, theo đó các yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng và chi phối lên nhiều mặt của đời sống xã hội. Những mặt trái của khai thác tài nguyên, chiếm dụng môi trường phục vụ mục đích phát triển kinh tế đang ngày càng bộc lộ rõ nét. Ảnh hưởng của ô nhiễm và suy thoái môi trường đang trở thành gánh nặng đối với xã hội, đặc biệt là các cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh các điểm nóng phát triển.

Quy mô, tính chất và số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua. Trong năm 2013, chỉ tính riêng lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) đã phát hiện 13.386 vụ vi phạm, tăng 34% so với năm 2012. Trong hàng loạt các vụ việc vi phạm gây ô nhiễmmôi trường lớn và nghiêm trọng như Vedan (2009), Nicotex Thanh Thái (2013) hay Hào Dương (2013), vấn đề xử lý hình sự đều được đặt ra. Tuy nhiên, kết quả chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, việc bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân của ô nhiễm môi trường – một hình thức của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, cũng gần như không thể thực hiện trên thực tế do gánh nặng nghĩa vụ chứng minh. Theo nghiên cứu của PanNature thực hiện năm 2014, việc bồi thường thiệt hại chỉ được thực hiện thông qua thỏa thuận và chỉ dừng lại ở việc bồi thường thiệt hại về tài sản. Việc hoàn nguyên, khắc phục hậu quả do ô nhiễm và tàn phá môi trường vẫn đang chưa được thực hiện một cách triệt để, có nguy cơ để lại nhiều hệ lụy lên con người và hệ sinh thái.

Thực tế này cho thấy bên cạnh những nỗ lực về quản lý và bảo vệ môi trường, Việt Nam cần tăng cường cải cách tư pháp về môi trường một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn để ứng phó với những nguy cơ, hệ lụy từ sức ép thị trường, phát triển nóng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Bản tin Chính sách kỳ này được xuất bản trong khi Quốc hội đang đi đến cuối tiến trình sửa đổi bốn Bộ luật lớn là Hình sự, Tố tụng Hình sự, Dân sự và Tố tụng Dân sự. Trong đó, nhiều nội dung có liên quan đến mục tiêu cải cách tư pháp môi trường. Nội dung của Bản tin sẽ phân tích và kiến nghị một số khía cạnh quan trọng về chính sách, pháp luật hướng đến đảm bảo quyền tiếp cận môi trường công bằng, bình đẳng và an toàn cho mọi người dân.

271015_btcs19

Các bài viết nổi bật trong số này:

  • Khái niệm và phân loại các loại hình tội phạm môi trường
  • Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
  • Tăng mức phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân
  • Cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường
  • Xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại về môi trường
  • Đề xuất sửa đổi một số quy đinh về tội phạm môi trường trong bộ Luật hình sự
  • Nguy cơ bỏ lọt tội phạm về động vật hoang dã
  • Cần quy định xử lý đặc thù với tang vật là động vật hoang dã

Đọc Bản tin chính sách trực tuyến

 

Hoặc tải File PDF (4,63 M) >>

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia