Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được biết đến như là một trong số các trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, núi đá vôi, gò đồi và cát ven biển với những nét đặc trưng của vùng bán đảo nhiệt đới, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, quý hiếm; là nơi chứa đựng nguồn gen hoang dã có giá trị, đặc biệt là các cây thuốc, các loài hoa, cây cảnh nhiệt đới (MONRE, 2011). Thế nhưng, tài nguyên ĐDSH ở Việt Nam đã và đang tiếp tục bị suy giảm trước nhiều mối đe doạ phức tạp, bất chấp nỗ lực bảo tồn thiên nhiên đã triển khai trong hơn hai thập kỷ gần đây. Gia tăng dân số, đói nghèo, áp lực phát triển kinh tế và đánh đổi môi trường, du nhập và xâm lấn của các loài ngoại lai, biến đổi khí hậu, thực thi pháp luật chưa hiệu quả, yếu kém về thể chế và quản trị tài nguyên đã làm suy thoái các hệ sinh thái và quần thể hoang dã, nhiều loài động thực vật có giá trị trở nên nguy cấp, thậm chí bị đe dọa tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam.

Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định về bảo tồn thiên nhiên, nhưng hiệu quả thực thi và tuân thủ còn rất thấp, nhất là khả năng ngăn ngừa các dự án, hoạt động có nguy cơ phá vỡ tính toàn vẹn của các hệ sinh thái quan trọng, nhạy cảm. Sự yếu kém đó đã được phản ánh và tranh luận nhiều khi bàn về công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) – một công cụ giúp phát hiện, ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát tác động tiêu cực của dự án phát triển đối với môi trường. Mặc dù đã được áp dụng gần 20 năm ở Việt Nam trong khuôn khổ Luật Bảo vệ Môi trường, đánh giá tác động ĐDSH vẫn còn là lỗ hổng trong quy định và quy trình thực hiện ĐTM.

250115_Giamthieutacdong

Để hiểu rõ hơn hiện trạng và cơ hội lồng ghép chính sách bảo vệ ĐDSH trong quy trình thực hiện các dự án phát triển, báo cáo “Giảm thiểu tác động lên đa dạng sinh học từ các hoạt động phát triển ở Việt Nam” tập trung rà soát và phân tích các khung chính sách về bảo vệ ĐDSH trong hoạt động đầu tư, xác định các lợi thế và hạn chế của chính sách và thực thi chính sách hiện hành, và đề xuất các giải pháp. 

Báo cáo thực hiện bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), với sự hỗ trợ của Quỹ John D. and Catherine T. MacArthur.

Đọc báo cáo trực tuyến tại đây: 

Hoặc tải về: File PDF (6.08Mb)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia