Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Bình thường, khi có dự báo lũ cao, các nhà máy thủy điện phải xả từng bước, tránh gây đột ngột cho phía hạ du. Tuy nhiên, khi lũ đến hồ Hố Hô còn chưa đạt đỉnh, nhà máy đã phải xả tràn 3 cửa van để đảm bảo an toàn đập. Điều này cho thấy đập Hố Hô nhiều khả năng có vấn đề về mặt thiết kế.

 

Thủy điện Hố Hô. (Ảnh: PanNature)
Thủy điện Hố Hô. (Ảnh: PanNature)

Lỗ hổng thiết kế?

Thủy điện Hố Hô nằm ở thượng nguồn sông Ngàn Sâu, khống chế diện tích lưu vực 278,6 km2; dung tích toàn bộ 38 triệu m3, trong đó dung tích hữu ích 6 triệu m3; mực nước lũ kiểm tra +71,49 m; mực nước dâng dâng bình thường +70,0 m; mực nước chết +67,5 m.

Trong trận lũ 14/10/2016 vừa qua, hồ thủy điện Hố Hô đã tích nước quá sớm nên khi lưu lượng nước đến hồ chỉ khoảng trên 100 m3/s, làm dâng mực nước hồ từ dưới mực nước chết (65,7 m) lên đến cao trình 68 m trong vòng 30 giờ thì nhà máy đã phải xả tràn 3 cửa. Bình thường, khi có dự báo lũ cao, các nhà máy thủy điện phải xả từng bước, tránh gây đột ngột cho phía hạ du. Tuy nhiên, khi lũ đến hồ Hố Hô còn chưa đạt đỉnh, nhà máy đã phải xả tràn 3 cửa van để đảm bảo an toàn đập. Điều này cho thấy đập Hố Hô nhiều khả năng có vấn đề về mặt thiết kế. Điều đáng nói đây không phải là lần đầu mà là lần thứ 3 thủy điện Hố Hô phải xả nước sớm hơn so với quy định khi lũ về.

Mực lũ năm 2010 tại Hương Khê. (Ảnh: PanNature)
Mực lũ năm 2010 tại Hương Khê. (Ảnh: PanNature)

Lần xả đầu tiên diễn ra vào ngày 3/10/2010 với lượng mưa thượng nguồn tương đương năm nay, nhưng khi đó do cửa van bị kẹt (vì mất điện) nên khiến mực nước trong hồ cao hơn 2m so với đỉnh đập (+72 m), gây sạt lở nhà máy và gây ngập lụt trên diện rộng ở hạ du. Trận lũ năm 2013, nhà máy cũng bối rối không kém. Khi mực nước trong lòng hồ mới đạt cao trình 65,35 m (thấp hơn mực nước dâng bình thường gần 5 m) với lưu lượng xả qua tràn 1.400 m3/s thì nhà máy đã xả cả 3 cửa van. Việc xả này tuy giữ an toàn cho đập và nhà máy, song lại khiến hàng trăm mét bờ kè bê tông dọc chân đập (vừa được xây dựng sau trận lũ lịch sử năm 2010) bị cuốn sạch. Đến trận lũ năm nay, nhà máy cũng mở hết 3 cửa xả tràn khi mực nước hồ đạt 67 m tại thời điểm 18h30 ngày 14/10/2016.

Sai phạm trong vận hành, quản lý và phối hợp thông tin

Theo nguyên tắc vận hành trong mùa lũ, các hồ chứa thủy điện nhỏ phải duy trì mực nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường bằng chế độ xả nước qua các tổ máy phát điện cùng chế độ đóng mở cửa van đập tràn. Trong mọi trường hợp vận hành bình thường từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc mở các cửa van đập tràn và phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả qua các tổ máy phát điện, đập tràn và cống xả cát không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên vào hồ. 

Tuy nhiên, nhà máy thủy điện Hố Hô đã vi phạm Quy trình vận hành nêu trên vì đã xả lũ với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng 5 giờ đồng hồ kể từ 17h đến 22h ngày 14/10, đúng vào thời điểm ở hạ lưu đang ngập nặng. Nhìn vào bảng 1 có thể nhận thấy mưa ngày 14/10 diễn biến khá phức tạp, từ 14-19h, lượng mưa tăng rất nhanh với cường độ lớn. Từ chiều 14 đến đêm 15/10, lũ lên đột ngột, trong khoảng 5 tiếng lũ đã tăng gần bốn lần, từ 550m3-1800m3/s. Nếu nhà máy dự báo tốt và vận hành đúng thì có thể giảm đỉnh lũ còn khoảng 400 m3/s, có nghĩa chỉ cần xả 1400 m3/s thay vì 1800 m3/s. Như vậy, có thể thấy công tác dự báo lũ đến hồ của nhà máy cũng chưa hiệu quả.

Bảng 1. Lượng mưa khu vực lân cận hồ Hố Hô các ngày 14 – 15/10/2016 (đơn vị: m3/s)
Bảng 1. Lượng mưa khu vực lân cận hồ Hố Hô các ngày 14 – 15/10/2016 (đơn vị: m3/s)

Không chỉ yếu trong công tác dự báo, hoạt động quan trắc của thủy điện Hố Hô cũng có có vấn đề. Bảng số liệu quan trắc dưới đây cho thấy việc đo mực nước hồ (Z) và mực nước vào hồ, xả ra (Q) sai số khá nhiều.

241016-hoho2

Đáng chú ý là bất cập không chỉ thể hiện trong nội tại hoạt động của nhà máy thủy điện Hố Hô mà việc phối hợp thông tin giữa lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh với chủ hồ cũng còn nhiều hạn chế. Việc thủy điện thông báo quá gấp và không trực tiếp, sát sao tới một số đơn vị tại địa phương là một sơ suất lớn. Tuy nhiên, việc địa phương nói “trở tay không kịp” trong khâu ứng phó thì cũng cần xem lại công tác thực hiện các phương án phòng chống lụt bão ở nơi đây.

Từ năm 2014, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định số 138/QĐ-PCTT về việc phê duyệt Phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô và cùng trong năm này đã tiến hành thẩm tra Phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du Nhà máy thuỷ điện Hố Hô. Trước đó, Quyết định số 2072/QĐ-CT do UBND tỉnh Hà Tĩnh ký ban hành ngày 05/09/2012 cũng nêu rõ: với tần suất xả lũ từ 1% – 10% và lưu lượng xả từ 1637 đến 2758m3/s thì chỉ gây ngập một số diện tích canh tác vùng thấp. Tuy nhiên, trong trận lũ này 14-16/10/2016, lưu lượng xả lớn nhất mới dừng ở mức 1800 m3/s thì hạ du đã bị lụt nặng. Thực tế này cho thấy cần xem xét, tính toán lại và điều chỉnh các phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô mà tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt.

Để có thể giải quyết triệt để những bất cập ở thủy điện Hố Hô, cần sự quan tâm và thiện chí của tất cả các bên. Về phía chủ đầu tư, cần tiến hành gấp việc gia cố đập, đồng thời nâng cao chất lượng quan trắc, dự báo, vận hành và chia sẻ thông tin. Về phía cơ quan quản lý, Bộ Công Thương cần tăng cường giám sát vận hành đập, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan. Về phía địa phương, cần thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã được phê duyệt, đồng thời sớm điều chỉnh những nội dung chưa thực sự phù hợp để đảm bảo phương án ứng phó lũ lụt hiệu quả, kịp thời.

TS. Nguyễn Lan Châu, Viện Cơ học và Kỹ thuật môi trường

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia