Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Bản tin Chính sách số 32: Nhận diện lực cản phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép

Đại dịch Covid 19 đã khuấy đảo thế giới được hai năm với biết bao mất mát về người và của. Cùng với những tổn thất không thể đong đếm, đại dịch cũng kéo theo những thay đổi về kinh tế – xã hội, cũng như nhận thức của nhân loại về thế giới chúng ta đang sống. Nguồn gốc virus gây ra đại dịch Covid-19 có thể xuất phát từ động vật hoang dã. Tuy đây chưa phải là kết luận chắc chắn cho đến thời điểm này nhưng cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc hơn bao giờ hết về lối sống của con người – lối sống khai thác tự nhiên một cách vô tội vạ, khiến hệ sinh thái bị suy giảm và dẫn đến những thiệt hại không thể vãn hồi.  

Ngay từ bây giờ, khi cuộc khủng hoảng toàn cầu do coronavirus gây ra chưa qua đi và nhân loại vẫn đang chìm trong mất mát, rất nhiều nỗ lực đã được đưa ra ngằm ngăn chặn sự bùng phát của các đại dịch trong tương lai. Một trong các hướng nỗ lực này là ngăn chặn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, dựa trên bằng chứng khoa học rằng hơn 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã (ĐVHD)[1].

Khu vực châu Á trong đó có Việt Nam được xác định là một trong năm “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi, bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi và động vật hoang dã[2]. Thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái thúc đẩy việc thực thi pháp luật nhằm đấu tranh với buôn bán ĐVHD, góp phần phòng tránh nguy cơ này. Tiêu biểu là việc ban hành Chị thị 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và ký kết Khung đối tác một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế và đối tác trong nước giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh quyết tâm của Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đang tập trung hỗ trợ việc cải thiện chính sách, thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức công chúng trong đấu tranh với nạn buôn bán bất hợp pháp ĐVHD. 

Tuy nhiên, tình hình buôn bán ĐVHD ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những kẽ hở hoặc bất cập trong chính sách, những hạn chế và khó khăn trong thực thi, cũng như từ chính nhận thức, thói quen tiêu dùng của người dân. “Nhận diện lực cản phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép” là nhan đề Bản tin Chính sách số 32 của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), trong đó tập trung các bài viết về xu hướng buôn bán ĐVHD trong đại dịch; những thách thức trong bảo vệ ĐVHD khi nhìn vào các vướng mắc trong chính sách và thực thi; về việc quản lý loài nguy cấp quý hiếm, đặc biệt cận cảnh với thực trạng của các loài rùa; về bệnh truyền nhiễm từ ĐVHD; và việc sử dụng các cây thuốc chữa bệnh thay thế ĐVHD. Nội dung các bài viết phản ánh bức tranh thực trạng, các phân tích về lỗ hổng, thách thức trong quản lý và gợi ý các hành động để giải quyết vấn đề.

Covid-19 chưa phải đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt. Để ngăn chặn các đại dịch lây truyền từ ĐVHD trong tương lai, chúng ta cần học cách sống chung, hài hòa với thiên nhiên, giữ gìn sự ổn định của thế giới hoang dã thông qua bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái và giảm thiểu tác động của con người lên môi trường sống.  

Ấn phẩm do Liên minh Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” (Partners Against Wildlife Crime) do Tổ chức WCS điều phối và PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam.  

Quý vị có thể đọc trực tiếp Bản tin tại đây hoặc tải Bản tin về tại đây (File PDF)


[1] OIE, WHO, UN. 2021. Reducing public health risks associated with the sale of live wild animals of mammalian species in traditional food markets. Xem tại https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-Food-safety-traditional-markets-2021.1
 
[2] Jones, K., Patel, N., Levy, M. et al. Global trends in emerging infectious diseases (Xu hướng toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm mới nổi). Nature 451, 990–993 (2008). https://doi.org/10.1038/nature06536

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia