Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Ngày 23/6/2011 Dự án đã tiến hành tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo cho thành viên Ban tự quản lâm nghiệp các xóm Đèn (xã Ngọc Lâu), Khú (xã Ngọc Sơn) và Bo (xã Ngổ Luông). Mục đích là đánh giá nhanh các nhu cầu cần tập huấn về kiến thức và kỹ năng của các thành viên trong Ban tự quản lâm nghiệp các xóm mục tiêu để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Ban trong phối hợp quản lý bảo vệ rừng đặc dụng tại khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

Phỏng vấn người dân trên đường đi làm

Việc đánh giá được tiến hành theo phương pháp có sự tham gia, với 21 người gồm trưởng, phó ban và các thành viên Ban tự quản lâm nghiệp 3 thôn. Căn cứ để xác định yêu cầu công việc của các thành viên này là dựa vào Qui chế hoạt động của Ban tự quản lâm nghiệp đã được UBND các xã duyệt, cũng như Phương hướng hoạt động của Ban đã đề ra trong năm 2011-2012. Những thông tin cơ bản về đối tượng đánh giá và trình độ, kinh nghiệm học vấn của họ cũng được thu thập thông qua phiếu điều tra, làm cơ sở cho việc đánh giá.

Kết quả đánh giá cho thấy:

  1. Trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác tại địa phương của Ban TQLN các xóm nói chung tại khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông tương đối cao so với nhiều địa bàn rừng đặc dụng khác. Tuy nhiên việc thiếu các cán bộ có bằng đại học, những cán bộ có kinh nghiệm làm việc ngoài địa phương vẫn là một hạn chế, cho thấy nhu cầu cần tiếp tục đào tạo Ban TQLN để có thể đảm nhận được trách nhiệm của Ban.
  2. Thành viên Ban TQLN các xóm được đánh giá đều là người Mường. Trưởng ban thường là người có kinh nghiệm công tác và uy tín lâu năm tại xóm. Tuy nhiên các trưởng ban lại có thường chỉ có học vấn hết cấp 2. Trong khi đó thư ký là những người trẻ, học hết cấp 3, tuy có ít thời gian làm cán bộ tại địa phương hơn.
  3. Những nhu cầu đào tạo được ưu tiên là đào tạo về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, phương pháp tuần tra rừng và cách thức kêu gọi tài trợ, quản lý nguồn vốn. Thứ hai là các kỹ năng về quản lý điều hành và làm việc trong tổ chức. Thứ ba là các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật cụ thể về sản xuất nông lâm nghiệp, về tuyên truyền.
  4. Do hầu hết các thành viên đều có trình độ học vấn trung bình, ít có kinh nghiệm làm việc ngoài địa phương nên các lớp đào tạo cần được tổ chức ngay tại địa phương, với những hình thức hướng dẫn và thực hành cụ thể, gắn liền với thực tế tại địa bàn.

Đánh giá cũng đã lập được một danh sách các nội dung cần được đào tạo, thứ tự ưu tiên và thời gian dự kiến tổ chức cho thành viên các Ban tự quản lâm nghiệp xóm ở khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Đánh giá nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên trong việc xây dựng các kế hoạch và thực hiện việc nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng địa phương, để họ có thể tham gia quản lý bảo vệ rừng đặc dụng một cách đầy đủ và có ý nghĩa.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia