Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Sáng kiến Minh bạch trong Công nghiệp Khai thác (EITI) là sáng kiến nhằm tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình và qua đó nâng cao hiệu quả của công nghiệp khai thác. Nguyên tắc chung của EITI là Chính phủ và doanh nghiệp cùng công khai một số thông tin cơ bản liên quan đến hoạt động khai thác như giấy phép, sản lượng và các khoản thu ngân sách dưới sự giám sát của Hội đồng các bên liên quan. Tuy được giới thiệu bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair vào năm 2002, sáng kiến này có khởi nguồn từ doanh nghiệp. Trước năm 2002, nhiều doanh nghiệp khai khoáng trên thế giới đã tự nguyện công khai thông tin nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh và vị thế. Cụ thể, tháng 2/2001, một trong những công ty dầu khí lớn nhất thế giới là BP đã công khai khoản hoa hồng 111 triệu Đô la Mỹ đã trả cho Chính phủ Angola để nhận được giấy phép khai thác.

Vai trò của EITI trong việc thúc đẩy quản trị tốt, chống tham nhũng và thất thu ngân sách đã được chứng minh ở nhiều quốc gia. Thông qua báo cáo EITI 2005, Nigeria đã phát hiện được những lỗ hổng trong hệ thống thu ngân sách. Nhờ đó, Nigeria đã truy thu được 560 triệu đô la Mỹ từ công nghiệp khai khoáng, tương đương khoảng 50% tổng chi phí của Anh dành cho giáo dục phổ thông. Theo đánh giá, Nigeria đã tránh thất thoát khoảng 1 tỷ đô la Mỹ thu ngân sách hàng năm từ công nghiệp khai khoáng nhờ giải quyết những lỗ hổng này. EITI đã đư ợc coi là một công cụ hữu ích để quản trị công nghiệp khai thác. Do đó, số lượng quốc gia tham gia EITI ngày càng tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, có 48 quốc gia đang thực thi EITI gồm nhiều quốc gia phát triển như Nauy, Anh và Mỹ. Khu vực Đông Nam Á có 4 quốc gia đã cam kết thực thi EITI gồm Indonesia, Phillipine, Đông Timor và Myanmar.

Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2007 và Bộ Công thương được chỉ định là cơ quan đầu mối xem xét thực thi EITI. Tuy nhiên sau 8 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa có cam kết rõ ràng về việc thực thi EITI trong khi Myanmar đã trở thành ứng viên EITI chỉ sau 2 năm chuẩn bị. Câu hỏi được đặt ra là tại sao Việt Nam vẫn chưa thực thi EITI trong bối cảnh nhu cầu cần cải cách, nâng cao trách nhiệm giải trình và nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội cho các lĩnh vực kinh tế nói chung và khai khoáng nói riêng là rất lớn. Trong bối cảnh trên, Liên minh Khoáng sản phối hợp Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức Tọa đàm Chính sách “Thực thi sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác EITI để nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản”. 

Thông qua Tọa đàm Chính sách này, Liên minh Khoáng sản (LMKS) có một số kiến nghị như sau:

  • Chính phủ Việt Nam cần sớm công bố ý định về việc thực thi EITI để thúc đẩy cải cách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và nâng cao hiệu quả thu ngân sách trong lĩnh vực khoáng sản.
  • Bộ Công thương cần công bố lộ trình thực thi EITI và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong tiến trình chuẩn bị theo đúng nguyên tắc của EITI.

Tài liệu Tọa đàm:

Biên bản Tóm tắt Tọa đàm và một số khuyến nghị

Những thách thức về kinh tế và ngân sách trong bối cảnh hiện nay
TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

Doanh nghiệp Khai khoáng của Việt Nam và tính minh bạch
Ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng Ban, Ban Pháp chế – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Thực thi EITI để cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu quả thu ngân sách trong khai thác khoáng sản
Bà Trần Thanh Thủy – Điều phối viên Liên minh Khoáng sản

Các tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề khoáng sản và EITI do Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Liên minh Khoáng sản xuất bản có tại:

Quý vị đại biểu cần các bản in tài liệu xin vui lòng liên hệ Trung tâm Con người và Thiên nhiên.

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia