Cùng với sự gia tăng dân số và sức ép từ nhu cầu của đời sống, các khu vực sinh thái tự nhiên như rừng, đất ngập nước, rừng ngập mặn ven biển… đã và đang bị thu hẹp, phân mảnh và suy thoái với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam. Theo đó, không chỉ những giá trị đa dạng sinh học và sinh thái bị mất dần, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng gắn với thiên nhiên cũng bị mai một.
Nhằm tạo cơ hội cho đại diện các cộng đồng và các tổ chức liên quan chia sẻ, thảo luận về các sáng kiến bảo tồn thiên nhiên của người dân, góp phần gìn giữ sự đa dạng văn hóa và sinh thái ở Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo Thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn thiên nhiên của cộng đồng góp phần gìn giữ sự đa dạng văn hóa và sinh thái ở Việt Nam trong hai ngày 20-21/12/2018.
Hội thảo sẽ hướng đến:
- Thảo luận về hiện trạng các khu vực tự nhiên đang được cộng đồng bảo vệ, bao gồm rừng tín ngưỡng, rừng bảo vệ nguồn nước, đất ngập nước, v.v…
- Thảo luận về mô hình và tiêu chí xác định khu bảo tồn do cộng đồng quản lý;
- Đề xuất chính sách, cơ chế trao quyền quản lý cho cộng đồng nhằm bảo tồn các khu vực tự nhiên ngoài hệ thống khu bảo tồn chính thức;
- Kiến nghị các chính sách hỗ trợ cộng đồng, bao gồm cả cơ chế tài chính và hưởng lợi, chia sẻ lợi ích.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của khoảng 70 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan và các cộng đồng dân cư.
Tài liệu hội thảo:
Phát biểu khai mạc Hội thảo – Ts. Vương Hữu Nhi, Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh Đắk Lắk
Mô hình khu bảo tồn do cộng đồng quản lý từ kinh nghiệm quốc tế Hoàng Xuân Thủy – PanNature
Một vài nét về Hội Chủ rừng Việt Nam Hứa Đức Nhị – Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam
Tổng quan về hiện trạng cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên Hoàng Xuân Thủy & Đặng Xuân Trường – PanNature
Văn hóa tộc người và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên PGS.TS Vương Xuân Tình – Viện Dân tộc học
Cộng đồng bảo vệ san hô tại vùng biển Quy Nhơn – Bình Định Nguyễn Hải Bình – Hiệp hội Thủy sản Bình Định
Thúc đẩy cộng đồng thực hiện quyền quản lí tài nguyên & bảo tồn văn hóa truyền thống Lương Thị Trường – CSDM
Bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên rừng gắn với văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển sinh kế Ths. Phan Văn Hùng
Mô hình cộng đồng ngư dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Huỳnh Quang Huy – Hội nghề cá tỉnh Bình Thuận
Thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn thiên nhiên của cộng đồng góp phần gìn giữ sự đa dạng văn hóa và sinh thái ở Việt Nam TS Đào Công Khanh – Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Cách thức tự quản của một số cộng đồng nhận rừng ở Tây Nguyên TS. Cao Thị Lý – Đại học Tây Nguyên – Bài trình bày, Bài tham luận
Cộng đồng bảo vệ rừng tín ngưỡng ở Quế Phong, Nghệ An – Thực tiễn và khuyến nghị Nguyễn Thành Nhâm – Trung tâm Tư vấn Phát triển lâm nghiệp Nghệ An
Cơ sở lý luận và thực tiễn cho các khu bảo tồn cộng đồng và tư nhân ở Việt Nam Vũ Thị Thanh Nga – ISPONRE
Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên thủy sản miền Trung và Tây Nguyên Phạm Thị Diệu My – CSRD
Chính sách Lâm nghiệp cộng đồng PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi – Hội Chủ rừng Việt Nam
Khu bảo tồn cộng đồng quản lý: Kiến nghị và một số đề xuất chính sách Hoàng Xuân Thủy & Đặng Xuân Trường – PanNature
Một số hình ảnh tại hội thảo: