Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu
  • Comments Off on Số phận của sông Mê Kông: Phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2020 diễn ra từ ngày 5-7/11/2020 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Viện Cộng đồng Mê Kông (MCI, Thái Lan) và Diễn đàn NGO, Campuchia tổ chức Hội thảo “Số phận của sông Mê Kông: Phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai”.

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các Viện nghiên cứu, tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực môi trường trong nước và khu vực. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hội thảo được diễn ra song song theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo đã nhìn nhận lại sự phát triển các dự án năng lượng thủy điện hiện tại và nhận định về tương lai của dòng sông Mê Kông cũng như người dân trên lưu vực, trong đó tập trung vào vai trò của xã hội dân sự và cộng đồng. 

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature cho biết năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt đối với dòng sông Mê Kông. Trong khi mực nước sông đang ở mức thấp kỷ lục, hai đập đầu tiên trên dòng chính Hạ lưu sông Mê Kông, là đập Xayaburi và Don Sahong, đã đi vào vận hành. Biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập quy mô lớn trên sông Mê Kông và các phụ lưu đang khiến dòng sông và người dân trên lưu vực đối mặt với một tương lai bất định.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature điều hành Hội thảo

Bàn về sự chuyển đổi năng lượng trong tương lai gần, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Tổ chức Sông ngòi Thế giới Gary Lee nhấn mạnh, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ năng lượng gió và năng lượng mặt trời phát triển như hiện nay, có thể bảo vệ dòng sông Mê Kông trước những biến động của biến đổi khí hậu và định hình con đường phát triển bền vững, lâu dài.

Chia sẻ về biến động môi trường tại khu vực sông Mê Kông, ông Teerapong Pomun, Giám đốc Viện cộng đồng Mê Kông (MCI – Thái Lan) cho rằng việc xây đập trên sông Mê Kông trong những thập kỷ gần đây đã làm dấy lên những lo ngại về thiệt hại môi trường, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của xã hội. “Cần tăng cường chia sẻ minh bạch về dữ liệu giữa các nước thành viên của MRC và các đối tác đối thoại là Trung Quốc và Myanmar. Sự đồng thuận về việc chia sẻ dữ liệu trong cách thức vận hành nguồn nước và cơ sở hạ tầng có liên quan sẽ giúp các nước quản lý rủi ro và tránh hiểu lầm không đáng có”, ông cho biết thêm.

Về vấn đề phát triển thủy điện trên lưu vực sông Mekong, chuyên gia tư vấn độc lập Nguyễn Nhân Quảng đề xuất thực hiện các biện pháp tích cực như xây dựng các hồ chứa nước cục bộ, tăng cường năng lực quan trắc, dự báo lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng cực đoan khác do biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác thông qua các cam kết chính trị và cơ chế hiện có như Ủy hội sông Mê Kông (MRC), Cơ chế hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC)…

Ngoài ra, các diễn giả cũng chia sẻ về tác động hạ nguồn của việc xây dựng thủy điện trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời đề xuất các sáng kiến, giải pháp, phong trào do cộng đồng và xã hội dân sự dẫn dắt trong tương lai.

Không khí thảo luận sôi nổi tại Hội thảo

Các bài trình bày tại Hội thảo (bằng tiếng Anh)

Mekong Mainstream Dams: New Developments

Mr. Gary Lee, International Rivers

Hydropower development in Mekong river basin: Downstream impacts and new challenges in the context of climate change

Mr. Nguyen Nhan Quang, Independence consultant

The Mekong Future, Mekong People

Mr. Teerapong Pomun, Mekong Community Institute

Energy Alternatives from a New Perspective

Mr. Rafael Senga, WWF Cambodia

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia