Nhằm thúc đẩy tiếp cận quản trị cảnh quan rừng, kết nối các bên liên quan có trách nhiệm và lợi ích gắn kết với rừng và đất rừng, xác định các yêu cầu cho xây dựng và ban hành hướng dẫn thực thi Luật Lâm nghiệp, ngày 12/01/2018 Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Trung tâm Con người và Rừng (RECOFTC) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF Việt Nam) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tiếp cận quản trị cảnh quan rừng cho thực thi Luật Lâm nghiệp tại khu vực Trung và Nam Trường Sơn”.
Hội thảo tập trung phân tích ba trụ cột chính của quản trị rừng, bao gồm: (i) Chính sách, luật pháp và thể chế; (ii) Quá trình lập kế hoạch, ra quyết định và giải quyết tranh chấp; và (iii) Quá trình thực thi luật pháp. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề thúc đẩy quản trị rừng tốt tại Việt Nam trong bối cảnh xây dựng các văn bản dưới Luật và thực thi Luật Lâm nghiệp (bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2019). Các vấn đề được các đại biểu quan tâm, tập trung thảo luận tại hội thảo cũng là những vấn đề nổi bật đã được thảo luận rất nhiều trong quá trình sửa đổi Luật Lâm nghiệp, gồm các vấn đề như quyền của các bên liên quan đối với rừng và đất rừng, hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ phát triển rừng, và hợp tác đa bên trong quản lý bảo vệ rừng.
Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 30 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội các cấp, đại diện các ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội về môi trường, lâm nghiệp và phát triển cộng đồng tại Quảng Nam và Kon Tum.
Các đại biểu tham gia hội thảo cũng đánh giá cao việc sử dụng công cụ đánh giá quản trị cảnh quan rừng để xác định các vấn đề quản trị của khu vực Trung và Nam Trường Sơn, làm căn cứ xác định các chính sách/giải pháp phù hợp cho khu vực.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
Tài liệu Hội thảo
Ông Trần Hữu Nghị, Tropenbos-Vietnam
PanNature
WWF Việt Nam